Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Những phố Đèn Đỏ đình đám nhất thế giới

Những phố Đèn Đỏ đình đám nhất thế giới

Dù hợp pháp hay không hợp pháp... thì những khu đèn đỏ cũng luôn được coi là 1 trong những “món đặc sản” của mỗi thành phố. Các quý ông thì hấp háy, còn các quý bà cũng có thể vô tư để xem cho thỏa sự hiếu kì.
Phố đèn đỏ Amsterdam – Hà Lan

Tại thành phố Amsterdam, phố đèn đỏ - Redlight là một trong những nơi năng động nhất, thu hút nhiều du khách nhất từ sáng đến chiều tối.
Phố Đèn Đỏ nổi tiếng trước hết bởi hoạt động mại dâm với hình thức rất đặc trưng. Ở đây, các cô gái đứng trong khung cửa kính chào mời khách. Các nhà chứa được phân biệt với các ngôi nhà khác bởi dãy đèn đỏ. Bên trong nhà chứa cũng được trang trí bởi rèm đỏ và ánh đèn néon trong những ngôi nhà này cũng là màu đỏ. Khi chưa có khách (rèm được để hở), du khách dễ dàng nhận ra các cô gái phía sau cửa kính ăn bận áo quần "nghèo" với mức tối thiểu cho phép. Ở đây các bạn có thể tìm được cho mình một cô vừa ý với đủ các màu da từ đen, trắng, vàng hay da rám nắng, với đủ mọi lứa tuổi từ nhỏ nhất (trên 18t) cho đến già nhất có thể.
Ở phố Đèn Đỏ tuyệt đối cấm quay phim và chụp ảnh các cô gái trong tủ kính. Các nhân viên bảo vệ sẽ yêu cầu bạn hủy ảnh hoặc rời khỏi khu vực nếu bạn cố tình vi phạm. Thậm chí, có khi chính các cô gái mại dâm sẽ nhảy ra khỏi tủ kính và ném máy ảnh của bạn xuống ngay con kênh gần đó. 

Phố Đèn Đỏ Geylang – Singapore

Geylang như một mặt khác của Singapore bởi nó không có nhà cao tầng hay trung tâm mua sắm sầm uất. Thay vào đó là những cửa hàng nhỏ, mà phần lớn trong số chúng là sex shop hay massage. Khu phố Đèn Đỏ ở Geylang hoạt động hợp pháp. Những con phố ở đây gọi là lorong (hay lor) và được đánh số từ 1 đến 42.
Những cô gái ở khu đèn đỏ Geylang đến từ nhiều nơi khác nhau: Trung Quốc, Malay – Indo, Thái Lan, Philippines... thậm chí cả Việt Nam và mỗi “hạng” lại đóng đô ở một khu vực nhất định, không được bon chen sang lãnh địa khác. Họ hoạt động dưới những ánh đèn yếu ớt nhưng cũng đủ sáng để khách lựa chọn. Tuy nhiên khác với Amsterdam, về  mức độ an toàn ở khu vực đèn đỏ Geylang thì chắc chắn "không nói trước được gì...".
Phố Đèn Đỏ Patpong – Bangkok, Thái Lan

Không kém nổi tiếng hơn khu Đèn Đỏ của Hà Lan và Singapore là khu “phố Đèn Đỏ” Patpong ở Bangkok (Thái Lan). Nơi đây nổi tiếng về “công nghệ tình dục” với hàng trăm nhà thổ, sexy show…
Nằm ngay trung tâm thủ đô Bangkok, Patpong là những con đường nhỏ dài chỉ vài trăm mét nằm cắt giữa hai con đường Silom và Suriwong với hàng trăm quán bar, tụ điểm massage, quán karaoke ôm, thoát y vũ với những bảng hiệu show girls, super girls... bằng tiếng Thái, Anh, Hoa, Nhật kèm với hình các cô gái ăn mặc hở hang, đủ các tư thế mời gọi.

Khu Patpong được chính quyền kiểm soát. Các cô gái hoạt động mại dâm tại đây đều được chủ chứa khai báo, đăng ký với chính quyền.

Phố Đèn Đỏ Brussels – Bỉ 

Con phố này ở Bỉ rất dễ tìm, vì nó nằm trên tuyến tàu chính của thành phố và nằm giữa trung tâm kinh tế tài chính. Các cửa hàng sex ở đây cũng giống như một "Amsterdam thu nhỏ", tuy nhiên về đêm, phố đèn đỏ Brussel không thân thiên với khách du lịch như ở Amsterdam.
Phố Đèn Đỏ Kabukicho – Tokyo, Nhật Bản

Kabukicho là một trong những phố đèn đỏ lạ thường. Nằm ngay ở trung tâm thương mại Shinijuku của thành phố Tokyo, Kabukicho còn được gọi là thành phố “không ngủ” vì những ánh đèn neon luôn cháy sáng rực rỡ.
Là phố Đèn Đỏ hoang dã nhất Nhật Bản nhưng ban ngày Kabukicho vẫn mang vẻ bình thường, hiền hòa. Chỉ khi mặt trời lặn, khu phố mới chuyển mình ghê gớm: những câu lạc bộ khiêu vũ thoát y, hộp đêm, cửa hàng bán dụng cụ sex mở ra như nấm. Bên cạnh đó còn có các “khách sạn tình yêu” và phòng trà thoát y bán thân.

Phố Đèn Đỏ Kamathipura – Mumbai, Ấn Độ

Một trong những phố đèn đỏ lớn nhât Châu Á lại nằm ở Ấn Độ, đất nước của đạo Phật, ban đầu được xây dựng như một “tụ điểm vui vẻ” của lính Anh.
Giá của các cô gái Ấn ở Kamathipura khá rẻ so với giá chung. Các cô gái mại dâm ở đây đông đến nỗi phải tranh nhau chỗ ngồi và thậm chí có cả dịch vụ mại dâm trẻ em chui. Bên cạnh những “động” không hợp pháp và là ổ dịch, ở Kamathipura, vẫn có những nhà kinh doanh sex hoạt động khá hợp pháp và an toàn.

Phố đèn đỏ Angeles – Philippines

Còn được gọi là “thành phố nơi thiên thần rơi xuống”, ở Angeles, bạn có thể thấy các cô gái “bán hoa” và bán viagra ở khắp nơi.

Các cô gái ở Angeles khá táo bạo, sẵn sàng nhảy vào du khách và thì thầm những câu nói khiêu khích. Cũng như ở những phố đèn đỏ khác, Angeles có những quán bar bốc lửa phục vụ nhu cầu tình dục với những cô gái trong trang phục thiếu vải.
Đến Angeles, du khách cần hết sức cẩn thận với túi tiền và các mẹo lừa đảo khi các cô gái Philipin rất hay “nhảy bổ” vào khách hàng.

Phố Đèn Đỏ Reeperbahn – Hamburg, Đức

Reeperbahn không chỉ thỏa mãn nhu cầu của các quý ông Hamburg mà cả từ những nơi khác trên khắp nước Đức và toàn thế giới. "Thành phố tội lỗi" là một quần thể hàng tá câu lạc bộ thoát y, cửa hàng bán sex toy…
Khu Herbertstrasse là khu vực có những cô nàng "nóng" nhất và đắt nhất - nơi phụ nữ không được phép bước vào. Không giống các khu phố đèn đỏ khác, nếu bạn chỉ lượn lờ mà không mua hàng, bạn có thể bị những "cư dân" ở đây đuổi đi.

Phố Đèn Đỏ Pigalle – Paris, Pháp

Thành phố của tình yêu và những người yêu nhau cũng là một trung tâm đèn đỏ đầy tai tiếng. Đến với Pigalle, bạn sẽ thấy la liệt những cô nàng đang đi tìm khách và quyến rũ khách qua đường ngay cả khi luật pháp hiện đại đã tìm cách giảm thiểu việc show hàng vô tư trên phố.
Không giống như ở Đức, đến Pigalle, bạn có thể thoải mái dạo phố và ngắm nhìn mà không phải mua gì cả. Pigalle cũng là thiên đường của sex toy, các bộ trang phục cosplay kiểu y tá – bệnh nhân, cảnh sát…

Khám phá thác Niagara hùng vĩ

Khám phá thác Niagara hùng vĩ

Dòng thác cuồn cuộn tung bọt trắng xóa ngày đêm là niềm tự hào của Bắc Mỹ.
Niagara nằm trên đường biên giới giữa Ontario, Canada và New York, Mỹ. Đây là tên gọi chung cho nhóm 3 thác nước độc lập: thác American nằm phía Mỹ, thác Bridal Veil (Voan Cô Dâu, giống với tên gọi của thác trong công viên quốc gia Yosemite) và thác Canadian nghiêng về phía Canada, còn được gọi là thác Móng Ngựa. 
Những thác nước hùng vĩ này đã làm nên tên tuổi của Bắc Mỹ. Thác Móng Ngựa là thác cao nhất với độ cao 53 mét, nơi những khối nước lớn đổ xuống ào ạt. Thác American thấp hơn, với độ cao 30 mét. 
Con số ấn tượng nhất về thác Niagara chính là số lượng nước chảy xuống, lên tới 5.700 mét khối nước mỗi giây, tập trung nguồn nước từ 5 hồ lớn của New York. Tổng chiều dài thác lên tới 1240 mét. 
Biên giới giữa thác thuộc Mỹ và thác thuộc Canada, được phân chia bởi một hòn đảo nhỏ tên là Đảo Sơn Dương (Goat Island). Theo những người da đỏ bản xứ, nơi đây là đất thánh chuyên để chôn các thủ lĩnh. Về sau thực dân da trắng đến chiếm đảo đã thả lên đây một bầy sơn dương. 
Nước ở thác đổ xuống như dải ngân hà, tiếng động rung chuyển hàng cây số. Người dân bản xứ xa xưa đã đặt cho nó cái tên Niagara có nghĩa là: thần sấm của nước. Họ cho rằng tiếng ầm ầm của thác nước là tiếng trò chuyện của thần sấm. Nơi thác đổ xuống có hồ nước xoáy dữ dội, nước bắn tung tóe. 
Thác Niagara đã trở nên vô cùng nổi tiếng với khách du lịch, với lượng khách lên tới 28 triệu người hàng năm. Du khách thường lựa chọn chiếc thuyền Maid of the Mist để tận hưởng chuyến tham quan dòng thác tắm mình trong không gian bao la hùng vĩ của đất trời. Về đêm, dòng thác chuyển màu huyền hoặc do những ánh đèn được bố trí ở đây. 
Niagara cũng đã đi vào một bộ phim Hollywood kinh điển, với sự tham gia của nàng Marilyn Monroe huyền thoại. Đó chính là lý do người ta thường bảo nhau: Có 2 điều khiến con người phải ngỡ ngàng là Marilyn Monroe và thác Niagara.

Rộn ràng lễ hội rước nến Gubbio

Rộn ràng lễ hội rước nến Gubbio

Lễ hội rước nến độc đáo tổ chức hàng năm ở Gubbio thu hút rất nhiều khách thập phương.
Lễ hội rước nến hàng năm được tổ chức ở Gubbio, Ý vào ngày 15/5. Lễ hội này đã có lịch sử rất lâu đời tới hàng thế kỷ. 

Một vài học giả cho rằng nó có nguồn gốc từ việc thờ cúng nữ thần Ceres. Một số giả thuyết lại khẳng định lễ hội này được tổ chức vào năm 1154 để kỷ niệm chiến thắng của Gubbio trước 11 thành phố khác. 
Tuy nhiên, giả thuyết được hầu hết những người dân Gubbio khẳng định là lễ hội được tổ chức để tôn vinh vị thánh bảo trợ của thành phố: Ubaldo Badassini hay thánh Ubaldo. Ubaldo Badassini được nhân dân tôn thành thánh và được mọi người yêu mến vì vậy khi ông qua đời, tất cả nhân dân thành phố đều thắp nến. 
Lễ rước cây nến bằng gỗ lớn là điểm nhấn của lễ hội. Ai từng được tham gia lễ hội này đều khẳng định đây là lễ hội điên rồ nhất, hoang dã nhất và đặc trưng Ý. 
3 cây nến gỗ cao, nặng tượng trưng cho 3 vị thánh bảo trợ là St Ubaldo – thánh của người thợ xây, St George – thánh bảo trợ thương nhân và St Anthony Abbot – thánh bảo trợ cho người đi học). Mỗi cây nến này nặng tới 3 - 400 kg. 
Những người tham gia lễ hội sẽ cõng những chiếc nến này trên vai và chạy như bay trên những con phố, từ nhà thờ thánh Ubaldo lên tới đỉnh núi Ingino. Nhóm nào đến nơi trước sẽ là nhóm thắng cuộc và họ sẽ đóng cổng thành lại để chặn không cho nhóm sau tới. 

Lễ hội vô cùng sôi động dù một vài lần đã gây tai nạn cho những người đứng trên đường đua. Tuy nhiên, nếu đứng trên một ban công và nhìn xuống cảnh 3 chiếc nến chạy trên những đám đông là một cảnh tượng rất “đáng đồng tiền”. 
Những cây nến gỗ được dựng dậy
Rước qua các phố
Những người rước nến chạy như bay về đích

Machu Picchu - Thành phố bị mất của người Inca

Machu Picchu - Thành phố bị mất của người Inca

Trải dài dọc theo sườn núi hẹp là hiện thân quyến rũ của đế chế Inca - Machu Picchu, một nền văn minh rực rỡ đột ngột kết thúc do cuộc chinh phạt đẫm máu của người Tây Ban Nha trong những năm 1500.
Trong số hàng ngàn con đường được các nền văn hóa thời tiền Columbus xây dựng ở Nam Mỹ, thì những con đường mòn của người Inca là đáng chú ý nhất. Mạng lưới những con đường này hội tụ về thành phố Cusco- thủ đô của đế chế Inca trước kia.
Ngày nay, hàng ngàn khách du lịch đi trên những con mòn đường Inca, họ tới thành phố Cusco làm quen trước khi bắt đầu một chuyến đi bộ kéo dài bốn ngày từ thung lũng Urubamba dẫn lên tận dải núi Andes để viếng thăm tàn tích Machu Picchu.
Machu Picchu nằm trên một sườn núi trong thung lũng Urubamba ở Peru, cách thành phố Cusco khoảng 80 km về phía Tây Bắc, thông qua các dòng sông Urubamba. Machu Picchu được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Inca Pachacuti (1438-1472) để ăn mừng chiến thắng sau khi thu phục được bộ tộc Chancas. Nơi đây thường được gọi là "Thành phố bị mất của người Inca". Từ "bị mất" là bởi nó chỉ được tái phát hiện vào năm 1911 bởi sử gia người Mỹ Hiram Bingham. Kể từ đó, Machu Picchu đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch quan trọng nhất ở Peru, là biểu tượng quen thuộc nhất của thế giới Inca.
Machu Picchu được mô tả như "một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời và là một chứng ngôn độc đáo của nền văn minh Inca”. Nó được xây dựng theo phong cách cổ điển của người Inca, gồm các bức tường đá khô không dùng vữa. Nhiều mối nối hoàn hảo đến mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá.
Người Inca bắt đầu xây dựng thành phố vào khoảng năm 1400, gồm một số đền thờ, cung điện và ruộng bậc thang với hàng trăm bậc thang đá dốc. Triều đại Pachacuti được bao phủ hầu hết là các bức tường đá xung quanh các tòa nhà, các ngôi đền thạch cao màu vàng và đỏ. Nhưng tiếc thay, công trình chưa hoàn thành thì đã bị bỏ rơi cho tới một thế kỉ, sau đó là thời điểm chinh phạt của người Tây Ban Nha và cuối cùng Machu Picchu trở thành lãnh địa của họ.
Ba khu vực chính trong Machu Picchu là khu vực linh thiêng, khu vực dân chúng ở phía Nam và khu vực của các thầy tu cùng với tầng lớp quý tộc. Trong đó, khu vực linh thiêng được các nhà khảo cổ học quan tâm nhất.
Nhưng địa điểm thiêng liêng nhất trong Machu Picchu là ngôi đền mặt trời nằm ở điểm cao nhất trong thành phố. Ngôi đền này trong giống như một ngọn đuốc được thắp sáng cả ngày lẫn đêm, khi mặt trời chiếu sáng xuyên qua những ô cửa và bức tường mỗi năm một lần. Ở một góc độ chuẩn xác thì đó cũng là thời điểm mà mặt trời ở xa trái đất nhất. Nhà khảo cổ học Johan Reinhard đã đưa ra những bằng chứng cho thấy nơi này đã được hoàng đế Inca lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng vì vị trí của nó tương ứng với số đặc điểm của một vùng đất thiêng liêng, đặc biệt với những ngọn núi thẳng hàng với các sự kiện thiên văn quan trọng.
Bingham bắt đầu nghiên cứu và hoàn thành một cuộc khảo sát khu vực. Ông gọi Machu Picchu là "Thành phố bị mất của người Inca", lấy nó làm tiêu đề cho cuốn sách mà ông viết về việc phát hiện ra Machu Picchu đầu tiên của mình. Bingham đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Machu Picchu và tiến hành khai quật khu vực này từ năm 1915, và thu thập được nhiều hiện vật khác nhau đem trở về trường đại học Yale. Trong tháng 9/2007, đại học Yale đã đồng ý trả lại hiện vật mà nhà sử học Hiram Bingham thu thập được trong những năm đầu của thế kỉ 20 về cho đất nước sở tại (Peru).
Hầu hết những tòa nhà nằm xa trung tâm đã được tái tạo nhằm phục vụ cho ngành du lịch, nhưng cấu trúc có thay đổi một chút so với ban đầu. Đến năm 1976, thành phố Machu Picchu được khôi phục được 30% và công trình vẫn tái tạo và phục hồi tiếp cho đến ngày nay.
Machu Picchu được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983, và năm 2007 được cộng đồng thế giới bình chọn là một trong 7 kì quan thế giới thông qua mạng xã hội. Năm 1981, Peru tuyên bố diện tích 325,92 km2 xung quanh Machu Picchu là khu đền đài lịch sử. Ngoài các di tích này, khu bảo tồn còn bao gồm một phần lớn những khu vực liền kề rất phong phú với hệ thực vật và động vật.
Các nhà khảo cổ học không chắc chắn lí do tại sao người Inca lại xây dựng thành phố với các khu vườn bậc thang quá cao (2350 m) ở vùng núi Andes. Trong khi các thung lũng bên dưới ngọn núi hình chóp này có thể mang đến cho cư dân một cuộc sống tốt hơn, nhưng họ lại chọn đỉnh núi này làm nơi định cư, có thể để tránh sự đe dọa xâm lược của kẻ thù. Thật sự, độ cao chóng mặt của Machu Picchu đã không ngăn được bước chân các cư dân Inca.
Năm 2000, có khoảng 400.000 người viếng thăm Machu Picchu và UNESCO cũng đã bày tỏ sự lo ngại của mình vềsự xuống cấp có thể xảy ra. Tối đa 2.500 người được phép vào thăm tàn tích Machu Picchu trong một ngày, nhằm ngăn chặn sự xâm hại đối với khu di tích.
Những hình ảnh về thành phố cổ đại Machu Picchu:
Bình minh tại Machu Picchu
Những bậc thang đá
Sương mù bao phủ vào buổi sáng sớm
Buổi chiều muộn ở Machu Picchu
 
Bức ảnh đầu tiên tái khám phá Machu Picchu trong năm 1911
Toàn cảnh Machu Picchu vào lúc ban trưa
  
Bức tường đá vững chắc không dùng vữa
 Khu vực cư dân sinh sống
  
Khu đền Condor
Đền mặt trời - khu vực thiêng liêng nhất Machu Picchu
Intihuatana ("Ràng buộc mặt trời"), từng được cho là thiết kế của chiếc đồng hồ thiên văn học của người Inca
  
Quảng trường các Thánh
  
Cửa chính song song với bức tường đá kiên cố