Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Tại sao học sinh dở luôn nằm trong top thành công nhất thế giới?

Dù cho hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu chúng ta có bằng cấp, ít nhất là Đại học, tuy nhiên không mấy người dò xét điểm số của bạn. Thay vào đó, người ta thường xem xét khả năng và kiến thức, hoặc cách bạn làm việc. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi những người đạt điểm thấp thời đi học lại thành công trong sự nghiệp.
1. Họ rất hiểu họ muốn gì

Nếu họ thích trở thành một thợ máy, thì không việc gì phải tốn thời gian vô bổ vào những môn học, hoặc những câu lạc bộ văn nghệ hay những chuyến cắm trại ở trường.

Steve Job chưa bao giờ học hết cao đẳng, nhưng lại tạo nên những sản phẩm Apple đỉnh cao của công nghệ thông tin, chỉ vì ông tập trung vào những gì mình thích làm. Một trong những câu trích dẫn nổi tiếng của ông là “Cách duy nhất để thành công là phải yêu những gì bạn làm. Hãy tìm ra công việc ấy, khoan chấp nhận đã.”


2. Sớm kinh nghiệm đầu tay

Hầu hết những người học dở tại trường là những người bắt đầu đi làm sớm hơn bạn bè đồng trang lứa, một số người phải bỏ lớp để đi làm thêm kiếm tiền. Từ đó, họ có những trải nghiệm nghề nghiệp quý giá mà những học sinh ngoan hiền không bao giờ có được.

Và bạn biết đấy, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng thích một ứng viên đã có kinh nghiệm thực tế cả!


3. Xây dựng mạng lưới quan hệ

Trong khi những sinh viên “mọt sách” học ngày đêm với hàng tá môn không cần thiết, thì những sinh viên “hạng bét” lại dành thời gian đọc nhiều loại sách mà họ thích, và gặp gỡ nhiều loại người trong xã hội.

Để thành công, thì việc có mối quan hệ với những nhân vật quan trọng, hoặc giao tiếp tốt là những yếu tố tiên quyết.


4. Biết thưởng thức cuộc sống

Họ có thể đến lớp trễ một chút hoặc vắng mặt trong những hoạt động tiệc tùng của lớp, tuy nhiên, họ biết tận hưởng cuộc sống. Điều này cũng xảy ra tương tự khi họ đi làm. Họ sẽ luôn là nhân vật chủ động và vui nhộn tạo không khí cho cả đội, và đó là tố chất của những nhà lãnh đạo tài ba.


5. Tìm ra những giải pháp đơn giản nhất

Bill Gates xây dựng Microsoft khổng lồ mà chưa hề học qua cao đẳng. Ông không bao giờ đòi hỏi ứng viên mình có điểm cao, hoặc thậm chí là bằng tốt nghiệp.

Thay vào đó, ứng viên cần phải biết nghĩ “ra ngoài chiếc hộp”. Câu trích dẫn nổi tiếng của ông mà chúng ta thường biết đến “Tôi thích chọn một người lười biếng để là một nhiệm vụ khó khăn. Vì họ có thể tìm ra cách dễ dàng nhất để hoàn thành công việc của mình.”

Minh Anh (Theo Lifehack)

Chẳng may rơi vào cảnh “trắng tay”, ta sẽ thấu hiểu 5 bài học cuộc đời

Nếu bạn luôn có một cuộc sống an khang thịnh vương, xin chúc mừng bạn! Nhưng nếu bạn đã từng rơi vào cảnh “trắng tay”, bạn càng xứng đáng chúc mừng hơn. Vì chắc chắn, bạn đã thấu hiểu những bài học giá trị nhất của cuộc đời.
                        Khi không còn gì để mất, chúng ta vẫn còn tương lai.

1. Hiểu được những ai là bạn thực sự

Khi chúng ta giàu sang phú quý, xung quanh ta có rất nhiều bạn bè. Họ luôn dành cho ta những cử chỉ ngọt ngào, những nụ cười tươi như hoa, những lời tung hô khen ngợi. Họ luôn đem lại cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và yêu thương. Nhất là mỗi khi ta nhón tay làm phúc.

Chẳng may chúng ta phá sản, không thể tham gia những cuộc vui tốn tiền, không còn gì để bố thí, ban tặng… Chắc chắn, những người chỉ muốn lợi dụng ta sẽ bỏ đi.
Những người còn lại mới thực sự chí nghĩa, chí tình.


2. Hiểu được giá trị của đồng tiền

Đồng tiền dễ đến cũng là đồng tiền dễ đi. Khi việc kiếm tiền quá dễ dàng, hoặc tự dưng được thừa hưởng những đồng tiền không phải do sức lao động chúng ta rất dễ dàng “ném tiền qua cửa sổ”.

Vì vậy, đến khi trắng tay, khi phải lao động kiếm tiền bằng mồ hôi và nước mắt, chúng ta sẽ biết quý trọng đồng tiền, và biết cân nhắc chi xài hợp lý.

Đồng thời, ta cũng biết trân trọng hơn những đồng tiền, hay của cải vật chất được nhận từ người khác.


3. Hiểu được quy luật được – mất

Khi đang ở trên đỉnh cao của sự giàu có hoặc quyền lực, chúng ta ít khi bận tâm suy nghĩ về cuộc đời thăng trầm. Muốn gì được nấy, chúng ta chỉ biết tận hưởng và thoả mãn.

Khi không còn những thứ đó, ta mới hiểu được cuộc sống vô thường, được – mất là quy luật hiển nhiên. Có những thứ không thuộc “quyền quản lý” của ta, như sức khoẻ, như lòng người tráo trở, như thời gian, như tai ương dịch bệnh, như cái chết…

Hiểu được rồi, ta sẽ sống cuộc đời nhẹ nhàng,thanh thản hơn rất nhiều.


4. Hiểu được giá trị gia đình

Khi chúng ta không còn gì để mất, khi không còn ai trên thế giới này yêu thương, thì gia đình vẫn ở bên cạnh.
Những người thân trong gia đình không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Luôn luôn là như thế nhưng chúng ta không nhận ra khi xung quanh đang lao xao nhiều mối quan hệ bạn bè, đối tác, làm ăn, kết nghĩa, thầy trò, đồng nghiệp, chủ tớ….

Chỉ đến khi trắng tay, ta mới hiểu gia đình là duy nhất, là không thể thay thế và luôn dành cho ta điều tốt đẹp nhất có thể.

Thật dễ hiểu, sau một biến cố nào đó, hầu như ai cũng dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.


5. Hiểu được giá trị bản thân

Quan trọng nhất và cũng ý nghĩa nhất sau biến cố trắng tay là bài học về giá trị bản thân. Vì chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu bằng chính sức lực của mình. Chúng ta sẽ biết mình có năng lực gì, bản lĩnh ra sao, kiên cường thế nào, sức chịu đựng tới đâu, niềm đam mê với điều gì…

Chúng ta sẽ hiểu mình có giá trị thực sự với những ai. Và trên hết, chúng ta biết được sống ở đời là một điều quý giá thiêng liêng.

“Người còn thì của vẫn còn”. Đó là chân lý.

Ái Liên

Hãy share những bài học bổ ích này cho bạn bè ngay!

Môn võ đang làm "điên đảo" các rạp chiếu phim Việt có phải là vô địch thiên hạ?

Chứng kiến Diệp Vấn tung hoành trên màn bạc, không ít người hồ nghi: Phải chăng Vịnh Xuân Quyền là "thiên hạ vô địch"?

Cơn sốt Ip Man 3 - Diệp Vấn 3 vẫn đang làm mưa làm gió tại các cụm rạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng pha võ thuật đỉnh cao của Chân Tử Đan, không ít khán giả lại đặt câu hỏi: Vịnh Xuân Quyền - thứ võ công Diệp Vấn sử dụng phải chăng là "thiên hạ vô địch"?

Để xác định được điều này, chúng ta sẽ cùng thử phân tích qua bài viết sau đây.

Đôi nét về Vịnh Xuân Quyền:

Vịnh Xuân Quyền (hay còn gọi là Vĩnh Xuân Quyền) là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Có rất nhiều ý kiến xung quanh thời gian ra đời của Vịnh Xuân Quyền, nhưng đa số cho rằng môn võ này ra đời từ cách đây khoảng 200 năm trước.

Nhưng phải đến thập niên 70 của thế kỷ XX, Vịnh Xuân Quyền mới trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Vịnh Xuân Quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập nhất.
Dựa trên những con số thống kê hiện nay thì Vịnh Xuân Quyền đang có hàng triệu đệ tử và được chia làm hàng chục hệ phái trên toàn thế giới.

Vịnh Xuân Quyền - "dĩ nhu chế cương" - kẻ thù của làng võ

Quan sát bên ngoài, Vịnh Xuân Quyền không có những chiêu thức cầu kỳ và đẹp mắt. Tuy nhiên đây lại là môn võ có tính sát thương trong thực chiến cực kỳ cao. Đã có rất nhiều chuyên gia tin rằng, Vịnh Xuân Quyền là đỉnh cao của võ công thực chiến.

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật, Vịnh Xuân Quyền không phải môn võ được phát triển theo hướng thể thao, biểu diễn hay thị uy mà để tự vệ hoặc tu thân.

Môn võ này rất ít khi động thủ, nhưng hầu như hễ động thủ là gần như sẽ nắm chắc phần thắng.

             Đối thủ hung hăng áp sát càng bị phản đòn nặng

Hiệu quả của môn võ này đến từ việc khả năng hóa giải triệt tiêu và phản đòn bằng chính đòn mà đối phương đã tung ra. Nếu đối phương tung một đấm sẽ nhận lại một đấm, tung một cước sẽ nhận lại một cước.

Yếu quyết của môn võ này là “dĩ nhu chế cương”, nhưng không giống như Judo hay Aikido (các môn phái nhu đạo), Vịnh Xuân Quyền có “cương nhu phối triển”, tức là kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cương” với “nhu” sao cho đạt hiệu quả triệt để nhất.

Cụ thể, người sử dụng Vịnh Xuân Quyền sẽ sử dụng "nhu" để triệt tiêu lực đánh của đối phương, sau đó hóa "cương" để tăng lực phản công ngay tức khắc . Do đó, Vịnh Xuân Quyền hướng tới việc hạn chế tối đa những đòn đánh dư thừa nhằm tiết kiệm thể lực - thứ hạn chế của những võ phái sử dụng nhu đạo.

Trong Vịnh Xuân Quyền, quan trọng nhất là kỹ thuật quấn dính và xoay vòng. Những kỹ thuật này cho phép người sử dụng có thể triệt tiêu lực của đối phương, khiến đối phương bị cuốn theo sự điều khiển của mình rồi sau đó tung đòn phản công quyết định theo nguyên tắc phản lực. Vì thế gần như có thể nói đây là môn võ "kẻ thù" của các võ phái tấn công khác trên thế giới.

                 Kỹ thuật quấn dính - xoay vòng - và trả đòn

Vậy phải chăng Vịnh Xuân Quyền là "thiên hạ vô địch"?


Không thể phủ nhận Vịnh Xuân Quyền là môn võ cực kỳ lợi hại. Tuy nhiên cũng giống như vạn vật trên đời, môn võ này cũng có một số yếu điểm nhất định.

Đầu tiên, Vịnh Xuân Quyền chủ yếu chú trọng cận chiến, vì vậy sẽ có một phạm vi hoạt động và tầm di chuyển hẹp. Hơn nữa, dựa trên yếu lĩnh “dĩ nhu chế cương”, người sử dụng Vịnh Xuân Quyền sẽ phải di chuyển một cách tương đối bị động khi phải phụ thuộc vào cách di chuyển của đối phương mà không chủ động tấn công ra đòn. Điều này sẽ chỉ có lợi khi đối đầu với những đối thủ hung hăng.

Phạm vi chiến đấu ngắn, nhỏ của Vịnh Xuân Quyền cũng sẽ gây ra một số hạn chế trong hoàn cảnh một mình chống chọi lại với một nhóm 3-4 người trở lên.

Nhưng gặp khó khăn không có nghĩa là sẽ thua. Cao thủ Vịnh Xuân Quyền giống như Diệp Vấn có thể 1 chọi 10 mà vẫn giành phần thắng

Bên cạnh đó, thế thủ của Vịnh Xuân Quyền cũng có một số hạn chế. Cổ tay được đặt ở vị trí bên dưới xương ức, như vậy là hơi thấp để có một tư thế phòng ngự an toàn nhất.

Ngoài ra, chính yếu lĩnh “dĩ nhu chế cương” của Vịnh Xuân Quyền lại có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng. Theo logic, đối thủ công càng mạnh, đòn phản càng đau.

Nhưng khi đối đầu với một đối thủ quá mạnh về dùng sức, có thể chặt 5-6 viên gạch bằng tay không thì kỹ thuật quấn dính, xoay vòng sẽ khó lòng mà hiệu quả. Lực ra đòn của đối phương quá mạnh sẽ khiến cơ thể không thể chịu đựng kịp, khi đưa chân tay ra đỡ đòn có thể làm gãy xương.

Vịnh Xuân Quyền sẽ gặp khó khăn nếu gặp phải đối thủ từ võ phải có lực đánh quá mạnh như quyền Anh.

Một nhược điểm khác của Vịnh Xuân Quyền đó chính là môn võ này sử dụng quá nhiều những cú đấm.

Việc này sẽ chia nhỏ lực tấn công, giảm sát thương so với việc dồn nhiều lực vào một cú đấm như quyền anh.

Ngoài ra, người sử dụng cũng sẽ phải tốn thời gian để nghĩ ra nhiều vị trí cho nhiều cú đấm, có thể ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu.

Nếu không lên đến cỡ cao thủ như Diệp Vấn, việc phải đấm quá nhiều lần sẽ trở thành một gánh nặng cho người sử dụng Vịnh Xuân Quyền

Kết

Ngày nay có rất nhiều phái võ được lập ra trên thế giới. Mỗi môn phái có một điểm mạnh điểm yếu riêng và Vịnh Xuân Quyền cũng không phải là một ngoại lệ, vì vậy khó có thể kết luận đây là võ phái vô địch thiên hạ.

Nhưng dù không "vô đối" như nhiều người nghĩ thì sự mềm mại trong kỹ thuật cùng với tốc độ đánh chóng mặt, Vịnh Xuân Quyền là một trong những môn phái lợi hại hàng đầu hiện nay.

Nguồn: Sifu Paul Wang, MartialTalk

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

13 pho tượng Phật khổng lồ nổi tiếng nhất Trung Quốc

                                         Di Lặc Đại Phật ở Linh Đậu sơn. (Internet)
 

Trung Quốc từ lâu vốn nổi danh với nhiều công trình đồ sộ, phần nhiều trong số đó đều có liên quan đến tín ngưỡng và tâm linh. Dưới đây là 13 bức tượng phật khổng lồ ở Trung Quốc – những công trình uy nghi với bề dày lịch sử mà bạn nên ghé thăm ghi có dịp.

1. Linh Sơn Đại Phật

                Phía Đông: Linh Sơn Đại Phật. (Ảnh: Internet)

Linh Sơn Đại Phật được xây xong năm 1997, tọa lạc ở mặt nam đỉnh Tần Lữ Mã Sơn – Vô Tích (Mashan – Wuxi). Linh Sơn Đại Phật là một trong những cột mốc quan trọng trong sự phát triển văn hóa xã hội và kinh tế của vùng Vô Tích.


2. Phía Tây: Lạc Sơn Đại Phật

               Phía Tây: Lạc Sơn Đại Phật. (Ảnh: Internet)

Lạc Sơn Đại Phật còn gọi là Lăng Vân đại Phật, nằm ở gần chùa Lăng Vân, bờ đông sông Dân, phía nam đô thị Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Đại Phật còn gọi là Phật Di Lặc ngồi, có chiều cao 71 mét, thuộc loại tượng đá khắc vách núi cao nhất Trung Quốc.

Lạc Sơn Đại Phật được khởi công năm đầu Khai Nguyên nhà Đường (năm 713), hoàn thành năm thứ 19 Trinh Nguyên (năm 803), thời gian thực hiện khoảng 90 năm.

Tại sao tượng Lạc Sơn Đại Phật chảy nước mắt 4 lần trong lịch sử?


3. Phương Nam: Thiên Đàn Đại Phật

                 Thiên Đàn Đại Phật. (Ảnh: Internet)

Thiên Đàn Đại Phật là tượng Phật đồng thau ngồi thuộc loại cao nhất thế giới, nằm ở đỉnh Đại Dữ Sơn (Hồng Kông) với độ cao 482 mét so với mặt nước biển. Tượng Phật khổng lồ do Thiền viện Bảo Liên (宝莲) xây dựng, mất 12 năm mới hoàn thành. Ý nghĩa của tượng Phật để cầu cho Hồng Kông được phồn vinh và ổn định, quốc thái dân an, thế giới hòa bình. Do khi xây dựng có tham khảo kiến trúc của Thiên Đàn ở Bắc Kinh nên được gọi là Thiên Đàn Đại Phật.
 

4. Phía Bắc: Vân Cương Đại Phật
                    Vân Cương đại Phật. (Ảnh: Internet)

Hang đá Vân Cương nằm ở chân phía nam núi Võ Sơn cách thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây 16 km, Vân Cương là đỉnh cao nhất của núi Võ Châu, ban đầu nó là cái hang đá Vân Cương. Nó được đào sâu vào trong núi chạy theo hướng đông – tây dài 1 km, có khoảng hơn 2000 am thờ Phật lớn nhỏ khác nhau.

Hang đá bắt đầu được thiết lập vào thời Bắc Ngụy Văn Thành (năm 455), hàng chục ngàn thợ thủ công làm nghề khắc đá và qua hơn 40 năm mới hoàn thành bộ phận chính, những tạo hình lặt vặt lại mất thêm 30 năm nữa, cho đến năm 524 mới hoàn thành, tổng thời gian là 70 năm.

Tượng Phật khổng lồ hiện rõ vẻ uy dũng của người dân du mục phương Bắc, là tượng trưng cho nghệ thuật điêu khắc hang đá ở Vân Cương.


5. Trung Nguyên: Long Môn Đại Phật

                           Long Môn Đại Phật. (Internet)

Hang đá Long Môn nằm cách phía nam thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam khoảng 30 km, nó cùng với hang đá Đội Hoàng ở Cam Túc và hang đá Vân Cương ở Sơn Tây được mệnh danh là ba kho báu của nghệ thuật hang đá Phật giáo thời phong kiến Trung Quốc.

Hang đá Long Môn khai thác khi Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế dời đô đến Lạc Dương (khoảng năm 493), nó liên tục được kiến tạo trong hơn 400 năm, trải qua các triều đại Đông và Tây Ngụy, Bắc Tề, đến Tùy, Đường, Tống. Tại đây có hơn 70 bảo tháp, hơn 100 ngàn tượng Phật điêu khắc. Tượng Phật khổng lồ lớn nhất cao 17,14 mét, nhỏ nhất là 2cm, hang đá này cho thấy trình độ nghệ thuật điêu khắc đá điêu luyện của người Trung Quốc cổ đại.


6. Yên Đài: Nam Sơn Đại Phật

                         Nam Sơn Đại Phật. (Internet)

Nam Sơn Đại Phật nằm ở đô thị Long Khẩu, Yên Đài, Sơn Đông. Nam Sơn Đại Phật cao 38,66 mét, nặng 380 tấn, được đúc bằng đồng thau, có 108 cánh hoa sen, 302 búi tóc, tổng cộng cần đến 642 linh kiện đúc đồng đen hợp thành.

Đây là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng đang ngồi tọa thuộc loại hiếm có trên thế giới, thể hiện trình độ tinh hoa về nghệ thuật đúc tượng Phật hiếm thấy.


7. Tam Á Quan Âm ở Hải Nam

             tượng Phật khổng lồ Tam Á Quan Âm. (Internet)


Tam Á Quan Âm bắt đầu giai đoạn chuẩn bị khởi công vào năm 1995, bắt đầu khởi công năm 1999. Tam Á Quan Âm cao 108 mét, lật đổ kỷ lục 88 mét của Linh Sơn Đại Phật. Ngoài ra cũng là tạo hình lập thể Quan Âm ba mặt quần áo trắng lớn nhất thế giới.

Bảo tọa hoa sen ở phía dưới cao 10 mét, có 4 tầng, mỗi tầng có 27 cánh hoa (tổng là 108 cánh hoa), so với bảo tọa hoa sen của Linh Sơn Đại Phật thì nhiều hơn 20 cánh hoa. Toàn bộ làm bằng hợp kim ti-tan.


8. Tượng Phật khổng lồ: Mông Sơn Đại Phật ở Thái Nguyên

           tượng Phật khổng lồ Mông Sơn Đại Phật. (Internet)
 

Mông Sơn Đại Phật là tượng Phật nằm trên vách núi phía tây bắc thôn Tự Đế, quận Tấn Nguyên, đô thị Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Hiện người ta chưa xác định được niên đại của tượng Phật.

Thời mạt nhà Nguyên, Mông Sơn Đại Phật bị phá hủy. Năm 1980 khi đô thị Thái Nguyên làm tổng điều tra địa danh thì mới phát hiện lại, khi đó phần đầu Phật đã không còn, thân bị phong hóa nghiêm trọng và bị vùi lấp trong đất đá.

Ghi chép trong thư tịch cổ thì Mông Sơn đại Phật cao 59 mét, nhưng thực tế đo đạc từ đáy chân đến phần gáy của Mông Sơn đại Phật chỉ được 30 mét, phần đầu Phật cao 10 mét cộng thêm phần đế 6 mét, tổng cộng được 46 mét. Vào năm 2007 người ta lại trùng tu, gia cố thêm phần thân Phật cùng tôn tạo lại thành ra cao thêm 12 mét.


9. Lỗ Sơn (Trung Nguyên) Đại Phật ở Hà Nam

              tượng Phật khổng lồ Lỗ Sơn Đại Phật. (Internet)


Trung Nguyên Đại Phật nằm ở núi Nghiêu, huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, là tạo hình Phật cao nhất thế giới hiện nay.

Tượng Phật khổng lồ này bắt đầu xây dựng từ năm 1997, quá trình xây dựng kéo dài 12 năm. Toàn bộ dùng hết 3.300 tấn đồng, 108 cân vàng, hơn 15.000 tấn thép đặc biệt, diện tích mặt ngoài là 11.300 m2 và được hàn nối 13.300 sênh đồng. Tổng chiều cao là 208 mét, thân cao 108 mét, tọa hoa sen cao 20 mét, kim cang tọa cao 25 mét, tu di tọa cao 55 mét.

Đại sư Tinh Vân (星云), Hội trưởng Tổng hội Phật quang Thế giới đã viết hàng chữ to cho tượng Phật là “Thế giới Đệ nhất Trung Nguyên Đại Phật.”


10. Tượng Phổ Hiền Thập Phương ở núi Nga Mi

 tượng Phật khổng lồ Tượng Phổ Hiền Thập Phương. (Ảnh: Internet)


Tượng Phổ Hiền Thập Phương nằm trên núi Nga Mi tỉnh Tứ Xuyên, nặng hơn 600 tấn, là Tượng Phổ Hiền Thập Phương cao và lớn nhất thế giới hiện nay.

Ý nghĩa: Một là nói đến mười đại nguyện của đức Phổ Hiền, hai là tượng trưng cho mười phương vị trong Phật giáo, gồm đông, nam, tây, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, trên, và dưới, ngụ ý tâm nguyện vô biên của đức Phổ Hiền bao trùm thập phương tam thế chư Phật và muôn nghìn chúng sinh. Mười khuôn mặt của Phổ Hiền chia làm ba tầng, thần thái khác nhau, thể hiện mười trạng thái tâm lý của chúng sinh. Nội hàm của tượng Phật khổng lồ này vô cùng phong phú, đó là sự kết hợp hoàn hảo của giáo lý và tạo hình trong Phật giáo.


11. Địa Tạng Bồ Tát ở Cửu Hoa Sơn

            Địa Tạng Bồ Tát ở Cửu Hoa Sơn. (Ảnh: Internet)

Địa Tạng Bồ Tát bắt đầu xây dựng vào năm 1995. Cửu Hoa Sơn là đạo tràng (nơi hành lễ) của Bồ Tát Địa Tạng, là một trong 4 ngọn núi Phật giáo nổi tiếng ở Trung Quốc.

Cửu Hoa Sơn có thể trở thành đạo tràng của Bồ Tát Địa Tạng là vì Bồ Tát Địa Tạng là hóa thân của Thánh tăng Kim Kiều Giác tại thế gian và đã chọn nơi này tu khổ hạnh cho đến cuối đời.


12. Di Lặc Đại Phật ở Tuyết Đậu sơn

               Di Lặc Đại Phật ở Linh Đậu sơn. (Internet)

Di Lặc Đại Phật ở Tuyết Đậu sơn thuộc trấn Khê Khẩu, Phụng Hóa, được xây xong vào tháng 11/2008. Tượng Phật cao 56,74 mét, khắc họa hình ảnh hiền từ và tự tại của Bố Đại hòa thượng, là tượng Phật Di Lặc bị Trung Quốc hóa điển hình. Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng là hóa thân của Phật Di Lặc, là người trưởng thành, xuất gia và viên tịch ở Phụng Hóa.


13. Y Sơn Đại Phật ở Liên Vân Cảng

         Y Sơn Đại Phật ở Liên Vân Cảng. (Ảnh: Internet)

Y Sơn Đại Phật là hình Phật Tổ ngồi thuyết Pháp, được xây dựng năm 2007, nằm ở trấn Y Sơn, huyện Quán Vân, đô thị Liên Vân Cảng. Tượng Phật khổng lồ Y Sơn Đại Phật được đúc bằng hơn 70 tấn đồng, chiều cao 33 mét (ngụ ý 33 tầng trời), ở độ cao 66 mét so với mặt nước biển, là tượng Phật đồng tọa cao nhất ở Á châu hiện nay.

Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch