Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Bí ẩn đời sống ở nơi hoang dã nhất quả đất

Trên 80% loài thực vật và hơn 90% loài động vật trú ngụ ở Madagascar không thể tìm thấy được tại bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này. Đó là lý do cái tên miền đất ấy thôi thúc hành động của biết bao người ham mê khám phá Bí mật lớn mà ai cũng tò mò về Madagascar là làm thế nào miền đất này lại dung dưỡng được những giống loài độc đáo đó? Một nghiên cứu mới được đưa trên tạp chí Nature đã cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ đánh dấu sự trở lại của thuyết cho rằng những động vật có vú thời cổ đại ở Madagascar đã bị cuốn đi hàng trăm kilomet dọc lục địa Châu Phi, bám chặt vào thảm thực vật đang trôi. Và số này bao gồm hầu hết cư dân nổi tiếng nhất của Madagascar: loài vượn cáo, một loại động vật linh trưởng – giống như con người – nhưng khác với bất kỳ một loài linh trưởng nào khác trên thế giới. Mô hình điện toán khí hậu Sử dụng những mô hình điện toán về khí hậu để khôi phục các luồng đại dương thời cổ đại, Jason Ali từ Đại học Hong Kong và Mathew Huber từ Đại học Perdue của Hoa Kỳ, đã chứng minh rằng trong khoảng thời gian vượn cáo được cho là cập Madagascar (khoảng 60 triệu năm trước), đã có những luồng chảy đưa bề mặt đại dương từ phía bắc Mozambique về phía đông tới Madagascar, đẩy luồng đại dương về ngả ngược lại, một sự thay đổi dần dần định vị Madagascar về phía bắc như hiện tại. Ali và Huber phát hiện ra là trong 3 hoặc 4 tuần mỗi thế kỷ, luồng nước về phía đông đủ mạnh để đẩy một khúc gỗ từ Mozambique tới Madagascar trong vòng một tháng. Một động vật có vú nhỏ, như vượn cáo cổ đại, hoàn toàn có thể bám chặt vào khúc gỗ đó và sống sót được trong khoảng thời gian và quãng đường dài như vậy. Có lẽ không chắc chắn lắm, nhưng các nghiên cứu về di truyền học đã đưa ra giả thuyết rằng những công cuộc thuộc địa hóa đã đưa tất cả tổ tiên của loài động vật có vú tới Madagascar, bao gồm động vật ăn thịt/cây ăn sâu bọ, loài gặm nhấm và loài vật kinh hoàng sống thành bầy là nhím Madagascar (động vật ăn côn trùng, có mũi dài). Và trải qua mấy chục triệu năm, điều đó dĩ nhiên trở thành có thể. Bằng chứng mới này đã chống lại những thuyết khác cho rằng các loài động vật của Madagascar đã đi tới đây theo dải đất nối liền các lục địa. Lý thuyết khác này không giải thích tại sao những động vật Châu Phi khác, bao gồm nhiều nhóm có thân hình to lớn như linh dương, voi và khỉ hình người lại không đi theo cách như vậy tới Madagascar. Phát hiện này không chỉ giúp chúng ta hiểu được rằng đời sống hoang dã tuyệt vời của Madagascar đã được tiến hóa ra sao, mà còn cho loài người hiểu một điều nữa: sinh vật học có thể kể cho chúng ta câu chuyện về khoa địa chất của Trái đất.

Chỉnh sửa Những loài côn trùng được 'sủng ái' nhất hành tinh

Con người thường phân chia côn trùng ra làm 2 loại là loại có ích và loại gây hại. Tuy nhiên tất cả chúng đều là các mắt xích của sự đa dạng sinh học trên Trái đất, hoạt động của loài này sẽ gây ảnh hưởng đến loài khác, hay nói cách khác chúng phụ thuộc vào nhau để cùng tồn tại. Xét về phương diện dân số, các loài côn trùng đang thống trị cả hành tinh. Các nhà khoa học đã tìm và đặt tên cho khoảng 900.000 loài côn trùng khác nhau, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng trên trái đất có khoảng 30 triệu loài. Với một con số “khủng” như vậy, không có gì lạ khi khẳng định các loài côn trùng ảnh hưởng đến đời sống và các nền văn minh của con người, chúng ảnh hưởng đến mọi mặt, từ tôn giáo, đến nông nghiệp và cả công nghệ. Sau đây xin giới thiệu một số loại côn trùng được con người “sủng ái” nhất vì tầm quan trọng của chúng: Ong và các loài côn trùng giúp cây thụ phấn Nếu không có các loài ong và côn trùng thụ phấn thì khẩu phần ăn hàng ngày của con người sẽ rất nghèo nàn, đến mức thấp nhất. Khoảng 1/3 lượng thực phẩm hàng ngày của chúng ta là từ các loài thực vật được côn trùng thụ phấn, và 80% trong số đó được loài ong mật giúp thụ phấn. Côn trùng giúp thụ phấn cho khoảng 90% mùa màng trên trái đất. Một số loài cây trồng đòi hỏi một loài côn trùng thụ phấn đặc thù; ví dụ cây vả khi trồng ở Bắc Mỹ đã không thể phát triển mạnh được cho tới khi người ta đưa những con ong bắp cày từ Địa Trung Hải về để thụ phấn cho nó. Những người không thích rau quả sẽ chẳng thèm quan tâm đến loài ong? Xin thưa rằng chính loài ong cũng giúp thụ phấn cho các loài thực vật là thức ăn của gia súc, ví dụ như cỏ linh lăng – loại thực phẩm chủ yếu để nuôi bò. Tằm và các loài “nhà sản xuất” khác Tằm là một loại sâu bướm nhả tơ làm kén. Kén của chúng được cuộn lại từ một sợi tơ duy nhất. Kể từ khi người Trung Hoa tìm ra cách dệt tơ từ kén tằm cách đây khoảng 2700 năm, sản phẩm này đã thực sự thống lĩnh cả thế giới. Ngành công nghiệp tơ lụa phát triển thịnh vượng ở Trung Quốc trong hơn 4.000 năm, và tằm được họ “o bế” đến mức tối đa. Chúng được cung cấp thức ăn tràn trề tận miệng đến nỗi thời nay hiếm có con tằm nào tự bò lên cây để kiếm thức ăn. Một “nhà sản xuất” quan trọng khác là một loại rệp cây tiết ra một chất nhựa dính. Nhựa này sẽ được thu gom rồi hòa với cồn để làm ra một chất đánh bóng đồ gỗ rất thông dụng là sen-lắc (shellac). Tất nhiên, nhà sản xuất côn trùng quan trọng nhất là ong mật vì mọi người đều yêu thích món mật ong. Ước tính người Mỹ đã tiêu thụ đến hơn 190.000 tấn mật ong chỉ tính riêng trong năm 2009. Đủ biết loài ong phải vất vả như thế nào để chiều lòng con người. Bọ hung Vẻ ngoài lấp lánh hào nhoáng của bọ hung có vẻ không mấy thích hợp với công việc của chúng. Ở các đồng cỏ rộng lớn ở nước Mỹ, loài bọ này giúp dọn dẹp đến hơn 80% lượng phân thải của các đàn gia súc. Một số loài bọ phân chỉ xử lý chất thải của loài nhất định. Chúng cũng khá tinh khôn khi thường bám vào đuôi của con vật và chờ đợi bữa ăn của mình. Ngoài việc giúp dọn dẹp vệ sinh, bọ phân còn giúp giảm số lượng ruồi, do ruồi đẻ trứng trên phân gia súc, và khi bọ ăn phân sẽ tiêu hủy luôn trứng ruồi. Gián và mối - "những kẻ xấu làm việc thiện" Khi trong nhà bạn bị nhiễm mối hoặc gián, bạn sẽ ngay lập tức tìm cách tống cổ chúng đi. Nhưng ngoài tự nhiên, chúng là những loài rất hữu ích. Mối giúp xử lý và tái chế hàng tấn vật liệu có chứa xenluloza, giúp chúng dễ dàng phân hủy trong đất, tạo nên các lớp đất mới giàu chất dinh dưỡng. Gián cũng làm công việc tương tự. Loài này đặc biệt ưa thích môi trường ấm và ẩm ướt như môi trường ở các khu rừng mưa nhiệt đới (hay trong nhà bếp của bạn), chúng giúp tiêu hủy xác cây và động vật đã chết. Nếu không có sự giúp sức của 2 loài này thì các khu rừng của chúng ta sẽ chẳng còn chỗ để thở và sinh sôi. Các loài muỗi Một điều chắc chắn là vết cắn của chúng sẽ khiến bạn ngứa điên lên, đó là còn chưa kể tiếng vo ve rất khó chịu khi bạn bắt đầu thiu thiu ngủ. Đó chỉ là những tội trạng nhỏ xíu nếu đem so sánh với các đại dịch như sốt rét, tiêu chảy…do muỗi gây ra (mà thủ phạm chính là muỗi cái). Tuy nhiên, một số lại cám ơn chúng vì nhờ có sự hiện diện của chúng trong các khu rừng mưa nhiệt đới mà con người chùn tay khi có ý định tàn phá các khu rừng này, nhờ đó mà hệ sinh thái ở đây được phần nào bảo tồn. Ngoài ra, muỗi cũng như một số loại côn trùng nhỏ sống quanh các vùng nước ngọt hóa ra lại là những nhà giám sát chất lượng nước nghiêm khắc và tuyệt vời. Khi muốn kiểm tra chất lượng một nguồn nước, các nhà khoa học sẽ lấy mẫu nước ở vùng đó để xem có các sinh vật phù du trong đó không (bao gồm ấu trùng muỗi, và các loài khác). Vì chúng rất nhạy cảm với dù chỉ một sự ô nhiễm nhỏ, nên nếu tìm thấy sự có mặt của chúng cũng có nghĩa là nguồn nước ấy an toàn. Các loài thiên địch bảo vệ mùa màng Đừng vội chụp ngay lấy bình thuốc xịt rầy khi thấy một con bọ mon men trên bông hoa của bạn. Rất nhiều loài bọ trong vườn là những người bạn có ích. Chúng giúp bạn tiêu diệt những loài rệp hay sâu bọ ký sinh gây hại cho cây. Đây chính là các loài thiên địch – được nông dân sử dụng như một phương pháp bảo vệ cây trồng hữu hiệu mà không gây hại đến môi trường. Các loài côn trùng có ích tiêu diệt sâu hại bằng hai cách: bắt mồi và ký sinh. Côn trùng có đặc tính bắt mồi như bọ rùa, nhện, bọ ngựa... có thể bắt và ăn các loài sâu bọ gây hại, hoặc ăn trứng, sâu non của chúng. Một con bọ rùa chấm có thể ăn trên 130 con rệp muội mỗi ngày. Các loài ong kén, ong mắt đỏ... thuộc loại ký sinh. Ong mắt đỏ đẻ trứng vào trứng sâu hại, ong kén đẻ trứng vào cơ thể sâu non và các loại ngài, bướm; ong non sau khi nở ra sẽ ăn luôn trứng và sâu hạ