Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Ban Tổ chức cuộc thi HHVN không "chơi đúng luật"?


Ban Tổ chức cuộc thi HHVN không "chơi đúng luật"?

Nguoiduatin.vn - 1 tuần trước 635 lượt xem 1 tin đăng lại
(Nguoiduatin.vn) - Mọi hình thức kết hôn không có đăng ký đều không được pháp luật thừa nhận và hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Trao đổi với PV Người đưa tin, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định, "BTC cuộc thi HHVN 2012 đã không làm đúng theo quy định của pháp luật. Theo đó, Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 quy định mọi hình thức kết hôn không có đăng ký đều không được pháp luật thừa nhận và hoàn toàn không có giá trị pháp lý". Tại văn bản số 22/2000/QH10 của Quốc hội về hôn nhân và gia đình cũng ghi rõ: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều 11 quy định: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo quy định".
Luật sư Nguyễn Văn Tú
Chiếu vào trường hợp của thí sinh Vương Thu Phương trong cuộc thi HHVN 2012, cô ấy hoàn toàn đúng và trung thực khi nói mình chưa có gia đình. Luật sư Huy An cho rằng, về bản chất, Vương Thu Phương không hề khai man hay gian dối chuyện hôn nhân. Pháp luật không thừa nhận chuyện cô ấy có gia đình vậy tại sao cô ấy lại phải tự khai vào lý lịch, mọi việc nên theo đúng pháp luật để làm. Cũng theo luật sư An, việc Thu Phương không đăng ký cư trú tại một số nơi mà cô sinh sống trong suốt một thời gian dài là vi phạm hành chính về mặt quản lý và phải chịu phạt tiền.
"Tôi có theo dõi sự việc này và thấy rằng, nếu ngay từ đầu BTC áp đúng quy chế để làm thì mọi chuyện sẽ không đi quá xa như vậy, Thu Phương cũng sẽ không bị cho là người không trung thực hay vi phạm đạo đức. Kết hôn là quyền tự nguyện của hai người, khi không hợp, người ta có quyền không tiến xa hơn, điều đó chẳng có gì sai. Hôn nhân là pháp luật, thi hoa hậu có sự can thiệp của pháp luật thì phải xét trên góc độ pháp luật", luật sư An nói.
Cùng trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc Công ty luật Fanci, Hà Nội nêu quan điểm, về mặt pháp lý, chưa kết hôn tức là người có thể đã cưới nhưng không đăng ký kết hôn, không có hôn thú, không thể vì thế mà loại một người đẹp được. Cụm từ "chưa có gia đình" trong thể lệ cuộc thi hiểu thế nào, đây là khái niệm rất rộng. Ngoài ra, nếu nói Vương Thu Phương vi phạm Quyết định số 87/2008/QĐ-Bộ VH-TT&DL về đạo đức thì hiểu đạo đức là thế nào? BTC có đưa ra một quy chuẩn cụ thể nào không?
"Trừ khi có quy định người thi HHVN phải là gái còn trinh, còn độc thân thì mới loại khỏi cuộc thi còn là phụ nữ như trong quy chế hiện hành thì thoải mái, cớ gì mà BTC lại loại thí sinh này. Loại cô ấy bằng lý do không khai đúng lý lịch chứ loại cô ấy lý do có chồng, đám cưới rồi thì e không đúng luật chơi của cuộc thi", luật sư Tú nói.
Là người từng tham gia và đoạt giải Á hậu Việt Nam năm 2008, trao đổi với PV Người đưa tin, Á hậu Thụy Vân cho rằng, trường hợp của thí sinh Vương Thu Phương xét về mặt pháp luật khi chưa đăng ký kết hôn thì đúng là không vi phạm quy chế, hoàn toàn có thể có một giấy chứng nhận độc thân. Thụy Vân cho rằng, cuộc thi HHVN hoàn toàn không phải cuộc thi tìm kiếm những cô gái trinh tiết, mọi thứ cũng không nên quá khắt khe như vậy, có hoa hậu, hoa khôi nào dám can đảm phát biểu rằng là mình còn trinh không?

Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới


Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới

aodaiminhchau
aodaiminhchau - 11/09/2012
Nhà cung cấp dịch vụ | 
840
Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới

Áo Dài Cách Tân Màu Đỏ
Hình ảnh
  • Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới
  • Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới
  • Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới
  • Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới
  • Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới
  • Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới
  • Áo Dài Phá Cách Ngày Cưới
Về nhà cung cấp này
  • Áo Dài Minh Châu
    Áo Dài Minh Châu
     Có mặt trên thị trường Áo dài trong khoảng 3 năm trở lại đây, hiện nay, thương hiệu “Áo dài Minh Châu” đã trở nên khá quen thuộc trong làng thời... Xem tiếp»
    » Địa chỉ: 13/4, Đường Nam Thới 2, Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh
    » Điện thoại: 0907660617
    » Di động: 0903757367

Linh Chi diện bikini, khoe dáng trên tầng cao


Linh Chi diện bikini, khoe dáng trên tầng cao

Á khôi Miss Ngôi Sao 2011 tự tin về những đường cong gợi cảm của cơ thể khi mặc trang phục mát mẻ.

Bộ ảnh được thực hiện với sự giúp đỡ về trang phục và trang điểm: Minh Châu
Bộ ảnh được thực hiện với sự giúp đỡ của Minh Châu ở cả khâu trang phục và trang điểm.

Kiều nữ được săn đón nhất Trung Quốc


Kiều nữ được săn đón nhất Trung Quốc

Vừa mới bước sang tuổi 23 tháng trước nhưng Jin Mei Xin đã trở thành một trong những người mẫu được săn đón nhất Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới.
Kiều nữ được săn đón nhất Trung Quốc
Sự nghiệp của Jin Mei Xin bắt đầu thăng hoa cách đây vài năm, khi cô được chọn là gương mặt của Moko Top Girl, tổ chức chuyên cung cấp người mẫu ảnh, PG cho các cuộc triển lãm xe nổi tiếng châu Á.
Jin luôn gây ấn tượng với những shoot hình cực sexy và khiêu khích, từ việc chụp ảnh quảng cáo xe hơi, moto, cô lấn sân sang cả quảng cáo nội y, hay bikini. Mới đây Jin cũng đã hoàn thành khóa học ở Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Và việc siêu mẫu thích xăm mình này nổi danh với vai trò một diễn viên chỉ còn vấn đề thời gian mà thôi.
Hãy cùng ngắm những bức ảnh sexy nhất của Jin Mei Xin.






















Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Phát hành album online: Tiền cho không biếu không


Phát hành album online: Tiền cho không biếu không

Khi nhiều ca sĩ chủ động tiếp tay cho nhà mạng ăn cắp bằng việc phát hành nguyên album online thì trách chi việc thu phí tải nhạc hay phí tác quyền cũng giống như “nhiệm vụ” khó khả thi”.
Một “xu thế tất yếu”?
Chỉ khoảng một giờ sau khi album có mặt trên kệ đĩa, người nghe đã có thể tải các bài hát trong album từ khắp các trang nghe nhạc trực tuyến. Bó tay trước tình trạng này, các ca sĩ buộc phải tìm cách “sống chung với lũ” bằng việc chủ động phát hành trên mạng. Thời sơ khai album online thường chỉ làm những bản nhạc debut riêng lẻ và có xu hướng rải rác. Tuy nhiên gần đây, việc phát hành nguyên album chỉ để “online” thực sự là một chuyện xem ra khá mới mẻ.
Thị trường nhạc online khá sôi động hai năm trở lại đây. Năm 2010 là năm bùng nổ hình thức album online của nhiều ca sĩ trẻ như: Minh Hằng (Queen of the night), Khổng Tú Quỳnh (Try to Up), Quỳnh Nga (Em tin), Trúc Diễm (Màu xanh), Trà My Idol (Album online vol.1 My Idol 2010)…
Ca sĩ Quỳnh Nga
Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Âu, Mỹ, thói quen dùng nhạc số đã và đang giết chết các hàng đĩa truyền thống. Lớp tiêu dùng trẻ hiện quen nghe nhạc online cũng như sở hữu những album ca nhạc dạng “ảo” nhiều hơn là tới chọn mua album. Chính thói quen này làm nảy sinh hiện tượng ca sĩ phát hành album online ngày một nhiều. Lớp ca sĩ trẻ ít tên tuổi phát hành online đã đành, kể cả dàn sao V-Pop như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng cũng tham gia vào phương thức này.
Khi phát hành album MY 2010 trên kênh mạng, Trà My Idol cho biết đó là sự tiện lợi khi có thể giới thiệu các bài hát mà cô từng thu âm riêng lẻ trước đây đến với công chúng mà không cần phải quá nhọc công đo thị hiếu và tính toán giá thành sản xuất như khi ra CD, VCD. “Cái khác biệt lớn và dễ thấy nhất giữa hai hình thức này là chi phí”, Trà My cho biết.
Ở một góc khác của sự tính toán, diễn viên, ca sĩ Khương Ngọc chia sẻ: “Mỗi năm tôi sẽ cố gắng cho ra mắt 1 album gồm 5 đến 7 ca khúc do chính tôi sáng tác, đa số là phát hành online vì tôi chưa đủ kinh phí để ra mắt album hoàn chỉnh. Khi điều kiện kinh tế cho phép, tôi sẽ làm một album hoàn chỉnh coi như quà kỉ niệm cho bản thân và bạn bè”.
Để ra được CD, chi phí rất lớn, không chỉ tiền in đĩa mà còn thiết kế và in bìa, poster, xin phép phát hành… Trong khi đó, với tình hình đĩa lậu hoành hành, khả năng thu hồi vốn là cực kỳ khó, không chỉ với riêng ca sĩ trẻ mà với cả các ca sĩ mới, ra mắt album chỉ nhằm mục đích “cho đời biết tên”. Nếu có dư điều kiện thì phát hành CD, không thì chỉ cần một album online được quảng bá trên những kênh thích hợp nhất, hiệu quả sẽ nhanh chóng, lại vừa túi tiền. Đây có phải là một xu hướng sẽ phát triển theo hướng chuyên nghiệp hay chỉ có tính đối phó tức thời? Xin thưa, câu trả lời nằm ở vế thứ hai.
Hay hành động “tiếp tay cho kẻ cắp”?
Nhìn trên thế giới, chuyện phát hành album online không mới mẻ gì với các ca sĩ nổi tiếng. Việc làm này đã đem lại thành công không nhỏ, tạo ra sự quen thuộc cũng như ấn tượng ban đầu cho album sắp trình làng. Ở showbiz Việt ngay cả những ca sĩ có lượng fan hùng hậu cũng chọn kênh phát hành online để “làm nóng tên tuổi” khi các bản hits được tung ra một cách “dè sẻn”, nhằm kích thích khán giả tìm mua đĩa phát hành sau đó.
Cái lợi trước mắt của việc phát hành album online đã quá rõ: tiếp cận thị trường nhanh chóng, rộng lớn, chi phí đầu tư thấp. Đồng thời, phản hồi của khán giả cũng được dội lại trực tiếp tới các ca sĩ thông qua số lượt nghe, các comment,…
Tuy nhiên, sự ra đời của hình thức phát hành online cũng chỉ là giải pháp chắp vá tạm thời. Bởi suy cho cùng đây là cách “thỏa thuận” để làm bạn luôn với các “kẻ cắp thường trực” của các ca sĩ với những trang nghe nhạc trực tuyến.
Hiện tại, việc phát hành album online chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc quảng bá nhiều hơn là mang lại lợi nhuận trực tiếp như kinh doanh băng đĩa. Phương án phát hành online xem như “cho không, biếu không”. Cho đến nay chưa có một trang nghe nhạc trực tuyến nào tại Việt Nam thu phí download và phí nghe các bản mp3. Hầu hết các trang nghe nhạc trực tuyến hiện nay, cũng ký hợp đồng với các ca sĩ phát hành hỗ trợ về truyền thông nhiều hơn là giá trị kinh tế. Sau những hỗ trợ này, các trang nhạc trực tuyến sẽ được quyền khai thác kho nhạc của ca sĩ có hợp đồng để bán cho các đơn vị khai thác nhạc chuông, nhạc chờ. Còn phía ca sĩ, hầu như ít khi nhận được những món tiền tác quyền mà lẽ ra mình phải được hưởng.
Cũng giống như phát hành CD, DVD theo hình thức truyền thống, hiện phát hành album online cũng đang đi vào ngõ cụt khi các ca sĩ không thể thu lợi nhuận từ việc nghe nhạc trực tuyến hay download các bản mp3 chất lượng cao về máy tính cá nhân.
Hình thức phát hành album online tuy giảm tiện trong việc xin phép, tốn ít chi phí, hiệu quả quảng bá cao nhưng các ca sĩ cũng đừng ham rẻ mà làm. Bởi vô hình chung họ đang bắt tay với chính “kẻ cắp”, những trang nghe nhạc này đã và đang là một trong những nguyên nhân khiến thị trường băng đĩa yếu dần đi. Khi người nghe quá quen với việc “xài chùa” các album thì khó thuốc nào cứu nổi cục diện ngày càng bi đát của việc phát hành đĩa.

Khi bản quyền chưa đi liền lợi nhuận


Khi bản quyền chưa đi liền lợi nhuận

Từ chuyện Mỹ Tâm trở thành đối tác của YouTube cho đến những câu chuyện bản quyền đang nóng lên gần đây vẫn tiếp tục lại hâm nóng một chuyện rất cũ: ai bảo vệ ai và ai mới thực sự được hưởng lợi?
Từ YouTube 
Chuyện ca sĩ Mỹ Tâm được trang chia sẻ video trực tuyến YouTube mở một chuyên trang cho mình (MyTam-Tube) không còn là chuyện mới nhưng trong cái cũ ấy người ta thấy có rất nhiều chuyện mới mà chuyện quan trọng nhất liên quan tới cả hai vấn đề sống còn của một ca sĩ: bản quyền và lợi nhuận. Mỹ Tâm kết duyên với YouTube và được trang video trực tuyến này bảo hộ chuyện bản quyền. Theo quy định của YouTube, để trở thành đối tác chính thức của trang chia sẻ trực tuyến này thì cá nhân (hoặc tập thể) phải đảm bảo nhiều yêu cầu như: Video clip phải do chính mình tạo ra, có chất lượng, thường xuyên cập nhật clip. Đặc biệt các clip phải thu hút lượt xem (view) cũng như số người đăng ký theo dõi (subscriber) ở mức cao. Và quan trọng nhất, cá nhân hoặc tập thể đó phải chứng minh được họ là chủ sở hữu bản quyền âm nhạc, hình ảnh… trong clip một cách hợp pháp. 
Điều này đồng nghĩa với việc YouTube sẽ là nơi nắm giữ toàn bộ sản phẩm âm nhạc có bản quyền của Mỹ Tâm trên trang này và tiến hành xóa tất cả những video âm nhạc (cùng nội dung) thuộc quyền sở hữu của Mỹ Tâm ở những tài khoản YouTube không có bản quyền khác. Trong trường hợp tài khoản bất hợp pháp kia cố tình đăng tải đến lần thứ 3 bất kỳ một sản phẩm nào của Mỹ Tâm sẽ lập tức bị YouTube xóa tài khoản vĩnh viễn.
Nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy đây là một hướng đi rất khôn khéo của YouTube khi họ sẽ “gom” những nghệ sĩ về một mối, từ lượng video cho đến lượng fan khủng. Cách làm này sẽ giúp nghệ sĩ đến gần với YouTube hơn, giúp trang chia sẻ này đối đầu với những trang mạng xã hội ở từng quốc gia. Ở trường hợp Mỹ Tâm, cô có trang web riêng, những bài hát của cô có đầy trên những mạng nghe nhạc trực tuyến nhưng khi Mỹ Tâm quy về một mối ở YouTube thì lượng view sẽ đổ vào đây rất nhiều. Bắt đầu ra đời từ tháng 4, đến nay YouTube Partner trở thành kênh chính thức của các nghệ sĩ nổi tiếng phát hành những video mới nhất của họ. Hiện Lady Gaga có gần 170 triệu lượt xem và gần 1 triệu người theo dõi. Madonna có gần 225 triệu lượt xem và 300 ngàn người theo dõi…
Trang chính thức của Mỹ Tâm trên YouTube 
Cách thức mà YouTube mời chào cũng rất hấp dẫn. Ai cũng có thể đăng ký, không tốn phí mà ngược lại sẽ được trả tiền. Theo đó, mỗi 1.000 view (lượt người xem) được tính là một lần và mỗi lần như vậy thì nghệ sĩ sẽ được trả từ 1,5USD cho đến 5USD. Những ngôi sao hạng toàn cầu sẽ được trả từ 5USD trở lên. Người ta đang tính rằng, sau một năm sẽ có khoảng vài ngôi sao có thu nhập nhập hơn 100 ngàn USD 
Nếu xét ở trường hợp Mỹ Tâm khi hiện nay cô có khoảng 3,5 triệu lượt người xem thì có thể cô sẽ thu về khoảng 50.000 USD/năm.
Nhưng đây mới chỉ là nói trên lý thuyết bởi thực tế để có được số tiền này thì nghệ sĩ phải “chơi” theo kiểu của YouTube có nghĩa là trong những video tải lên phải liên quan tới quảng cáo. Chi tiết hơn là những công ty quảng cáo sẽ chạy sản phẩm trên video mà nghệ sĩ đưa lên. Sau đó họ sẽ trả tiền cho YouTube và nghệ sĩ thông qua chương trình quảng cáo AdSense của Google. Đối tác (Partner) sẽ phải đồng ý với những điều khoản của AdSense và sau đó là liên kết tài khoản AdSense vào tài khoản YouTube của mình. YouTube cũng khuyến cáo rằng các đối tác nên đồng ý cài AdSense vào mỗi video trước khi tải lên vì như thế nó sẽ giúp nghệ sĩ kiếm được nhiều tiền hơn. Tiền chỉ được tính khi đoạn quảng cáo được cài vào và lượt view sau đó. Nhiều người cho rằng YouTube rất khôn ngoan khi chọn những nghệ sĩ nổi tiếng để mời vào chương trình Partner của họ để có thể nắm chắc lượng xem và hưởng lợi nhuận.
Nhà sản xuất âm nhạc và các Trung tâm tác quyền âm âm nhạc “vui vẻ” với nhau có phải là chuyện xa vời?
1.000đ cho ai?
Theo thông báo trong buổi tọa đàm “Nhạc số Việt Nam - thực trạng và giải pháp” do Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và công ty MV Corp tổ chức giữa tháng 8 vừa qua, kể từ 1/11/2012 RIAV sẽ thu dự kiến 1.000 đ/lần tải nhạc hoặc thu theo thuê bao hàng tháng. Chuyện thu được tiền bản quyền luôn là niềm vui cho những người làm âm nhạc nhưng có điều nếu nhìn kỹ vào cách ăn chia thì đó có vẻ là một niềm vui không trọn vẹn. Theo ông Phùng Tiến Công, Phó tổng giám đốc công ty MV Corp, với số tiền bản quyền thu được, sau khi trừ đi những chi phí, đơn vị phân phối và các website sẽ được hưởng 45%, 55% còn lại trả về cho đơn vị cung cấp nội dung (ca sĩ, nhạc sĩ, hãng ghi âm...). Vậy trong 55% đó tỷ lệ ăn chia sẽ như thế nào?
Thử nhìn con số mà nhạc sĩ Đức Trí đưa ra dựa trên luật bản quyền của Mỹ sẽ thấy khá nhiều khác biệt. Theo luật bản quyền của Mỹ hiện nay có rất nhiều cách tính tiền bản quyền nhưng cách thông dụng nhất (và được áp dụng khá nhiều nước trên thế giới), khi một album được phát hành thì tỷ lệ bản quyền được chia như sau: Người sáng tác được 10%, không lên không xuống từ 1998 đến nay. Tác quyền của người biểu diễn bài hát sẽ dao động từ 12-18% (ca sĩ ít tên tuổi được 12% và càng nổi tiếng sẽ càng tăng dần đến tối đa 18%. Ca sĩ vừa là người sáng tác sẽ ẵm gọn gần 30% tác quyền tổng thể). Nhà đầu tư, tức hãng đĩa đã bỏ tiền ra làm đĩa (42-48% và trong số này còn phải trả cho người hòa âm, phối khí…). Như vậy nếu tính vo thì con số bản quyền này đã chiếm tới 70% (trong khi ở Việt Nam chỉ là 55%). Nhà phân phối (ví dụ như Sony MBG, ở Việt sẽ là các nhà mạng) sẽ được khoảng 30% (còn ở Việt Nam là 45% có những lúc lên đến 80%). 
Cũng cần biết rằng, iTunes của hãng Apple bán một ca khúc trên mạng của mình với giá 99 cent, thì họ trả 9,1 cent cho nhạc sĩ sáng tác và 70 cent cho nhà sản xuất (bao gồm cả ca sĩ, hòa âm…), bản thân iTunes thu về chỉ gần 20 cent. 
Rõ ràng ở Việt Nam hiện nay, phần trăm mà những người trực tiếp làm ra sản phẩm âm nhạc khá thấp. Hiện tại đã có nhạc sĩ tuyên bố muốn nâng số tiền 1.000 đ/lần tải nhạc nói trên lên thành 3.000đ, 5.000đ, thậm chí… 50.000đ, và chuyện này chắc chắn sẽ gây không ít rắc rối.
Cách đây chưa lâu, nhạc sĩ Quốc Trung cùng công ty Thanh Việt tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng và đời sống âm nhạc Việt Nam” nhưng thực ra toàn bộ buổi nói chuyện chỉ nói đến chuyện bản quyền và khách mời đặc biệt là nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ tại buổi tọa đàm đã “gí” ông Cẩn nhiều lúc tưởng vào chân tường với những câu chuyện có thật về tiền tác quyền khi họ cho rằng VCPMC không thật sự là một tổ chức bảo vệ cho quyền tác giả, tác phẩm. Buổi tọa đàm căng thẳng đến độ nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho rằng mình bị “gài” tới đây khi không khí buổi tọa đàm chẳng có gì giống với cái tên đề ra và ông phải tìm cách hoãn binh. 
Những câu chuyện về các nhà sản xuất âm nhạc cùng với các trung tâm thu tiền tác quyền ở Việt Nam chưa bao giờ ngừng lại bởi lợi ích của các bên mà cuối cùng theo lời các nhạc sĩ, bao giờ họ cũng phải nhận phần thiệt. Có nhiều nhạc sĩ như Đức Trí hay Võ Thiện Thanh thậm chí còn nghĩ đến chuyện lập hẳn công ty bán nhạc online, tự mình kiểm soát tài chính. Nhưng mở trang web bán nhạc vào lúc này không phải chuyện dễ khi toàn bộ thị phần online đang nằm trong tay của các nhà mạng lớn. 
Ngày 1/11 tới câu chuyện 1.000đ sẽ bắt đầu được thí điểm với 100 album đầu tiên. Diễn biến của nó chắc sẽ có rất nhiều chuyện hay ho và quan trọng hơn, cái người ta muốn biết là cuối cùng các nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất, những người trực tiếp làm ra âm nhạc sẽ được hưởng bao nhiêu và rồi liệu có những tọa đàm kiểu nhạc sĩ Quốc Trung sẽ tiếp tục tái diễn? 
Nguyên Minh