Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

"Zoom" vào loài rồng từ châu Á tới châu Âu


 "Zoom" vào loài rồng từ châu Á tới châu Âu

Rồng liệu có tồn tại ngoài đời thực hay chỉ là truyền thuyết mà thôi?

Rồng (tên Hán - Việt là Long) là con vật đứng đầu trong “tứ linh” mà người phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa… thờ phụng. Ở phương Tây, rồng xuất hiện trong nhiều huyền thoại như một con ác thú đại diện cho sự xấu xa, độc ác và gắn liền với các hiệp sĩ diệt rồng thời Trung cổ. Vậy theo các bạn, rồng có thật hay không? 

Phần lớn chúng ta vẫn cho rằng đây chỉ là con vật tưởng tượng, do người xưa nghĩ ra khi khoa học chưa phát triển. Đến thời nay, động vật duy nhất mà người ta gọi là rồng là rồng Komodo - loài bò sát khổng lồ sống ở Indonesia.

Điểm đặt chân đầu tiên có lẽ không đâu tốt bằng đất nước Trung Hoa. Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía Bắc của sông Tùng Hòa Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con này dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dài và cứng. Thân trên có đường kính khoảng 1/3 mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát, trên thân phủ lớp vảy như vảy cá sấu. Đây là sự khởi nguồn cho những quan điểm ủng hộ có sự hiện thân của rồng trên đời.


Sau đó 56 năm, ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa lớn trút xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, song điều lạ là ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cả các cửa đều đóng kín. Một chàng trai trẻ hiếu kì đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra và kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy những cái sừng, vảy, chân và đuôi của hai con vật giống hệt với con rồng trong các bức tranh truyền thống. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!”


Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Ngay lúc đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất hoàn toàn trước những đôi mắt chăm chú của mọi người. Không ai có thể giải thích được sự biến mất ấy và sự kiện này vẫn là một ẩn số cho đến ngày nay.


Theo quan điểm của phương Tây, nhiều nhà khoa học gần đây đã khẳng định sự có mặt của loài rồng ở Trái đất. Trên Discovery Channel đã từng có một chương trình nói về bí ẩn của loài vật này mang tên “Dragons: A Fantasy made real”.


Theo đó, loài rồng xuất hiện vào kỉ Phấn trắng, cùng thời với khủng long và các loài bò sát. Nó được coi là vua của các loài vật. Nó có hình tượng như khủng long bạo chúa ăn thịt nhưng nhỏ con hơn và có đôi cánh như loài thằn lằn bay. Ban đầu đôi cánh của nó gần như vô dụng, không thể bay được nhưng do ăn các khoáng chất ở vùng núi lửa đã giúp nó sản sinh ra một lượng khí metan, giúp cơ thể trở nên nhẹ hơn lúc trước và với đôi cánh khỏe mạnh đã tạo điều kiện cho nó bay được. 

Trên cuống họng của con vậy này có một màng lớn và dày có cơ chế hoạt động như van ngăn cách giữa ống thở và ống thực quản. Chính ống này đã giúp nó phun được lượng khí metan dư thừa ra và với áp suất lớn, cộng với sự tiếp xúc O2 trong không khí nên hợp chất sẽ nổ. Đó là sự lí giải khá logic cho việc rồng có thể bay và phun lửa như trong truyền thuyết.


Một chi tiết đáng chú ý khác đó là hầu hết các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ các loài thời tiền sử. Với loài rồng, các nhà khoa học chia chúng thành hai chủng loại là rồng núi và rồng biển (giống loài rồng trong các truyền thuyết Á Đông). Khi thảm họa đại diệt chủng diễn ra cách đây 65 triệu năm, loài rồng để thích nghi đã tiến hóa thành cá sấu, vakalas (một loài vật sống ở Rumani) để tồn tại đến ngày nay.

Xung quanh loài vật này còn rất nhiều những bàn cãi và tranh luận, còn các bạn, các bạn nghĩ sao về loài vật linh thiêng này? Hãy cùng chúng tớ tiếp tục đi theo loạt bài tìm hiểu về rồng bạn nhé!

Truyền thuyết về con tàu ma quái "Người Hà Lan bay"


 Truyền thuyết về con tàu ma quái "Người Hà Lan bay"

Cứ nhắc đến các câu chuyện gió bão kể lại trên biển, ta khó lòng bỏ qua con tàu bí ẩn gây sợ hãi này...

Từng xuất hiện trong bộ phim “Cướp biển vùng Ca-ri-bê” phần 2 và 3 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Davy Jones, con tàu “Người Hà Lan bay” (Flying Dutchman) có lẽ không còn xa lạ gì với teen chúng mình. Bạn biết không, câu chuyện được thể hiện trên phim thực tế là truyền thuyết về một con tàu bí ẩn được đồn đại hàng trăm năm nay.


Truyền thuyết về  con tàu “Người Hà Lan bay”

Câu chuyện nhắc đến con tàu huyền thoại “Người Hà Lan bay” bắt đầu từ năm 1641, khi một chiếc tàu của người Hà Lan bị chìm một cách bí ẩn ngoài khơi trong cơn bão, ở khu vực gần mũi Hảo Vọng.


Hình ảnh mô tả lại cảnh con tàu đang bị cơn bão nuốt chửng.

Trước đó, thuyền trưởng Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về Hà Lan sau chuyến Viễn Đông thuận lợi. Do đang mải suy nghĩ về đề nghị xây một trạm dừng chân tại mũi Hảo Vọng với công ty Đông Ấn (đơn vị chủ quản con tàu), ông không để ý mây đen đã kéo đến đầy trời và con tàu đang lao thẳng về phía một cơn bão hung tợn.
Toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền đã bị cơn bão nuốt chửng, không để lại bất cứ một dấu vết gì trên biển. Sau rất nhiều nỗ lực chống lại cơn bão song không thành, khi nhận ra cái chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên một cách điên dại, thề sẽ trở lại mũi đất này dù có tiếp tục ở trên biển cho đến Ngày tận thế.


Hình mẫu thuyền trưởng Davy Jones trong "Cướp biển vùng Ca-ri-bê" được truyền cảm hứng từ thuyền trưởng Van der Decken.

Kể từ đó, theo truyền thuyết, mỗi khi xuất hiện bão ở quanh mũi đất này, nếu nhìn vào mắt bão, người ta cho rằng có thể nhìn thấy hình ảnh của con tàu ma quái và vị thuyền trưởng của nó. Có rất nhiều người tin rằng mình đã nhìn thấy “Người Hà Lan bay” lang thang trên biển, vang vọng khúc ca sầu thảm, tiếc thương cho thủy thủ đoàn.


Thậm chí, nhiều nhân chứng cho rằng mình đã chạm mặt “Người Hà Lan bay” đang “dạo chơi” trên biển khi đi qua mũi Hảo Vọng. Có người kể lại rằng con tàu lướt đi trên mặt biển rất nhẹ mà không cần có gió. Nó đột ngột xuất hiện chỉ đường cho các con tàu khác, khiến chúng mắc vào các con lạch cạn nước, rồi từ từ biến mất.


Lại có người cho biết con tàu chỉ xuất hiện vào những lúc có bão. Khi ấy, bóng ma trắng của vị thuyền trưởng, nổi bật với đôi mắt đỏ sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải thót tim, chưa kể là tiếng gào thét của đám thủy thủ làm ta khó lòng giữ được bình tĩnh.

Câu chuyện về "Người Hà Lan bay" có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng tựu trung, tất cả mọi người đều thống nhất rằng con tàu này chỉ đem lại tai họa cho những ai thấy nó.


Một số ghi chép của các nhân chứng

Ghi chép nổi tiếng nhất có thể kể đến là sự chạm trán của tàu H.M.S Bacchante (thuộc Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh) với “Người Hà Lan bay” khi đang đi qua mũi Hảo Vọng vào rạng sáng ngày 11/7/1881.


Một sĩ quan trên tàu lúc đó chính là vua George V sau này, đã ghi lại lời kể của viên hoa tiêu khi anh ta nhìn thấy tàu "Người Hà Lan bay" trong đêm tối: "Tôi thấy con tàu sáng rực một màu đỏ, đứng im lìm trong sóng biển rất mạnh". Sau đó vài ngày, viên hoa tiêu xấu số đã ngã từ cột buồm xuống biển.

Vào một ngày tháng 3/1939, rất nhiều người ở dọc bờ biển phía Nam châu Phi đã nhìn thấy một con tàu lạ. Con tàu có kiến trúc của thế kỷ 17, được miêu tả lại như sau: "Giữa lúc trời lặng sóng, con thuyền bỗng đột ngột xuất hiện ở bãi biển Glencairn. Mặc cho mọi người chỉ trỏ bàn tán về xuất xứ của con tàu kiểu cổ điển, chỉ một lúc sau, nó đột ngột tan biến như một làn sương đầy bí hiểm, hệt như khi xuất hiện”.


Con tàu bỗng xuất hiện trong đêm tối rồi lại tan biến như làn sương.

Có nhiều ghi chép khác liên quan đến con tàu "Người Hà Lan bay", tuy nhiên, những ghi chép đó không ghi cụ thể thời gian và địa điểm con tàu xuất hiện. Ghi nhận cuối cùng về con tàu này là vào năm 1942 tại Cape Town, Nam Phi. Bốn nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy con tàu cổ đi vào vịnh Table rồi bỗng dưng... biến mất.

“Người Hà Lan bay” liệu có thực sự tồn tại?

Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa có khẳng định nào về sự tồn tại của “Người Hà Lan bay” dù cho câu chuyện về một con tàu xuất xứ Hà Lan bị đắm khi đi qua mũi Hảo Vọng là có thật. Đội nghiên cứu cho rằng, hiện tượng kể trên đơn thuần là ảo giác của thủy thủ đoàn khi nhìn thấy hình ảnh một con tàu phía chân trời sau màn sương mù. Đó thực chất chỉ là sự phản xạ ánh sáng.


Tàu "Người Hà Lan bay" phiên bản điện ảnh.

Quả thực, ngay cả khi các công nghệ khoa học tối tân nhất vào cuộc, câu trả lời về “Người Hà Lan bay” vẫn là một ẩn số. Và thế là, truyền thuyết về con tàu này cứ tiếp tục được “thêu dệt” trong tâm trí nhiều người rồi trở thành các tác phẩm điện ảnh kinh điển như những gì bộ phim “Cướp biển vùng Ca-ri-bê” từng thể hiện.

Khai quật chữ viết "ngoằn ngoèo" từ 5.000 năm trước


 Khai quật chữ viết "ngoằn ngoèo" từ 5.000 năm trước

Có bao giờ bạn thắc mắc về ý nghĩa những kí hiệu ngoằn ngoèo, hình mũi tên và có khi là giống cả... giun dế của thời cổ đại chưa?

Bạn biết không, trong khi tiếng nói đã có tuổi đời hàng trăm nghìn năm thì chữ viết chỉ mới ra đời từ vài nghìn năm trước thôi.

Cách đây khoảng 5.000 năm tại vùng đồng bằng Lưỡng Hà (khu vực nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates, nay là nước Iraq), dân tộc Sumer đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết đầu tiên của nhân loại. Sau đó, chữ viết lần lượt xuất hiện tại Ai Cập cổ đại. Đến khoảng năm 1.500 TCN, người Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng chữ viết.


Chữ viết của người cổ đại trên chiếc bình gốm.

Theo nhiều tài liệu, chữ viết bắt đầu xuất hiện khi con người chuyển từ đời sống săn bắn du mục sang định cư, tiến hành các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Việc phân chia ruộng đất cũng như ghi chép, đong đếm lượng sản phẩm làm ra yêu cầu con người phải biết lưu trữ thông tin một cách có hệ thống. Và câu trả lời cho vấn đề này chính là chữ viết.

Trong báo cáo của nhiều nhà sử học, các quan tư tế tại Ur (một thành phố quan trọng trong nền văn minh Lưỡng Hà cổ) đã sử dụng các biểu đồ để theo dõi lượng hàng hoá xuất ra - nhập vào thành phố.

Chữ hình nêm được ra đời trong nền văn minh Lưỡng Hà.

Sau đó, các hình vẽ dần dần được quy ước thành các kí hiệu. Chẳng hạn, thay vì vẽ hình một con dê, người Sumer đã dùng các hình mũi tên nhọn để biểu thị hàng hoá. Do vậy, các nhà khảo cổ gọi chữ viết của người Lưỡng Hà là “chữ hình nêm”. Sau đó, hệ thống chữ viết này tiếp tục hoàn thiện, các kí hiệu bắt đầu biểu thị cho âm tiết.


Một thời gian ngắn sau, người Ai Cập cổ đã phát triển một hệ thống chữ tượng hình độc lập với văn minh Lưỡng Hà. Chữ viết nhanh chóng được truyền bá khắp vùng Địa Trung Hải. Nhờ chữ viết, các hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ, góp phần giúp công việc quản lý của chính quyền trở nên đơn giản hơn. Chữ viết đã góp phần quan trọng xây dựng nên những nền văn minh cổ đại.




Cho đến bây giờ, các nhà khảo cổ vẫn chưa thể dịch hết thuật chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại.

Người Trung Quốc và Maya cổ đại ở châu Mỹ cũng sáng tạo ra hệ thống chữ tượng hình riêng của họ. Bên cạnh đó, người Hy Lạp cổ đại lại phát triển bảng chữ cái tượng thanh với những kí tự như anpha, beta, gamma. Đây là tiền đề của bảng chữ cái A, B, C… thông dụng ngày nay.

Kí tự cổ của người Maya khắc trên đá.

Tuy vậy ở thời cổ đại, số lượng người biết chữ rất ít. Những người biết chữ thường là quý tộc và tăng lữ, hai giai cấp nắm những địa vị cao trong xã hội. Phải mãi đến thế kỉ 19 và 20, chữ viết mới trở nên phổ biến và thông dụng với hầu hết mọi người trên thế giới.

Theo ước tính tổng thể, có khoảng 6.909 ngôn ngữ đang hiện hành trên toàn thế giới. Trong đó, tiếng Trung Quốc phổ thông được sử dụng nhiều nhất với khoảng 845 triệu người, sau đó là tiếng Tây Ban Nha với 329 triệu. Thật ngạc nhiên khi tiếng Anh, “ngôn ngữ kinh doanh chính thống” chỉ xếp thứ 3 với 328 triệu người.

Hiện nay, tỉ lệ biết chữ vẫn là một thước đo phản ánh sự phát triển kinh tế - văn hoá của một quốc gia. Theo điều tra, cứ 5 người trên thế giới thì vẫn còn 1 người không biết chữ. 

Bí ẩn về bộ tộc ăn thịt người Aztec


 Bí ẩn về bộ tộc ăn thịt người Aztec

Mặc dù tục lệ ăn thịt người này vô cùng dã man, tàn độc nhưng với người Aztec, đó là điều thiêng liêng đối với cả người chết lẫn người sống...

Aztec là một nền văn minh, một đế chế được coi tàn bạo nhất thời kì tiền Columbia America. Việc ăn thịt đồng loại trong xã hội của họ diễn ra cách đây hàng nghìn năm, thường diễn ra tại các buổi tế lễ long trọng.

bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Nền văn minh Aztec là một đế chế có nhiều bản sắc văn hóa đặc biệt với những nghi lễ hiến tế rùng rợn nhất trong lịch sử Mexico. Trong tín ngưỡng của người Aztec, nhật thực xảy ra là khi Mặt trời đã hết sinh lực để tồn tại, lúc này họ phải tổ chức tế lễ để cầu xin thần linh. Sau khi nghi lễ hoàn thành, các nạn nhân bị hiến tế sẽ trở thành bữa ăn của người trong bộ tộc. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những con vật, phụ nữ, trẻ em thậm chí là cả trẻ sơ sinh đều bị mang đi hiến tế, đặt lên bệ thờ ở Kim tự tháp lớn tại Tenochtitlan. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những buổi tế lễ diễn ra thường xuyên, mỗi năm có hàng nghìn người trở thành vật tế lễ trong các buổi cầu xin thần linh của họ. Trẻ em là đối tượng chủ yếu vì chúng được coi là trong sạch, thuần khiết và tiếng la hét, gào khóc của chúng sẽ đem lại... may mắn. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những người sắp “bị ăn thịt” được cho ăn một loại nấm gây ảo giác hoặc uống một thứ chất cồn làm từ nước cây xương rồng lên men để không còn cảm giác điều gì sắp xảy ra. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Trong một cuộc khai quật ở Mexico, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bộ xương người được cho là bằng chứng của việc người Aztec từng bắt sống, đem hiến tế và ăn thịt hàng trăm người trong quân đội Tây Ban Nha khi họ đến xâm chiếm vùng đất người Aztec. 


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Những bộ xương được tìm thấy ở Mexico cũng được phát hiện có nhiều lỗ hổng, rỗ hay vết tiêm chích, vết dao cắt và dấu răng vẫn còn in trên xương. Nhiều dụng cụ nấu nướng cũng được tìm thấy quanh những hố chôn tập thể.


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Nhiều quan điểm cho rằng, tục lệ ăn thịt người của người Aztec là do việc thiếu protein động vật trong chế độ ăn uống khiến thịt người trở thành món ăn có lợi cho sức khỏe và họ rất thèm muốn.
Nhưng trên thực tế, với nguồn thực phẩm tự nhiên dồi dào thì việc ăn thịt người ở đế chế Aztec được tiến hành hoàn toàn vì nghi lễ tôn giáo và được quy định hết sức nghiêm ngặt. Chẳng hạn, những kẻ địch bị bắt ăn thịt theo nghi lễ thì chỉ ăn phần cẳng chân hoặc cẳng tay, trinh nữ hoặc trẻ em thì dùng tim và máu…


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Người Aztec man rợ rất tôn sùng thần thánh, họ sợ rằng, thế giới sẽ bị diệt vong nếu không có các nghi lễ hiến tế, nạn nhân trước khi chết không phải là những nô lệ mà là thánh thần. Bởi vậy mà họ thường lấy xương người được tẩy trắng bằng vôi và đeo trên người như những lá bùa hộ mệnh, một số đầu lâu và xương còn được để trong nhà như đồ trang trí và ngăn chặn ma quỷ.


bi-an-ve-bo-toc-an-thit-nguoi-aztec

Mặc dù với góc nhìn của người hiện đại, tục lệ “ăn thịt người” của người Aztec vô cùng dã man tàn độc nhưng với họ, đó là điều thiêng liêng đối với cả người chết lẫn người sống. Trong đó, những người bị hiến tế coi đó là một vinh dự lớn trong đời. 

Lý giải tục lệ “người ăn thịt người” cổ xưa

 Lý giải tục lệ “người ăn thịt người” cổ xưa

Tục lệ rùng rợn này xuất phát một phần là do hủ tục, niềm tin nhuốm màu thần bí hoặc ma túy của các bộ tộc...

Lịch sử ghê rợn của tục ăn thịt đồng loại

Hiện tượng "người ăn thịt người" phổ biến trong quá khứ, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là tập tục của một nhóm người hung dữ sống ở đảo Caribbean được gọi là Caniba. Bộ tộc này nổi tiếng với tục ăn thịt hoặc các cơ quan nội tạng của con người. 

ly-giai-tuc-le-nguoi-an-thit-nguoi-co-xua
Tục ăn thịt người diễn ra ở Brazil vào những năm 1557.

Vào thế kỉ 16 và 17, nhiều người châu Âu gồm cả hoàng gia và thầy tu đã sử dụng thịt, xương, máu, mỡ của con người để làm thuốc chữa bệnh đau đầu, động kinh. Thế kỉ 19 là một trong những thời kì đen tối và khủng khiếp nhất tại một số nền văn hóa bị cô lập ở Nam Thái Bình Dương và một bộ phận của châu Phi. 

ly-giai-tuc-le-nguoi-an-thit-nguoi-co-xua
Một lễ ăn thịt người của người Tanna, Vanuatu.

Ở nhiều vùng đất như Ailen, Ai Cập, tục lệ ăn thịt người có vẻ “bớt” dã man, tàn độc hơn một chút. Các xác ướp được bóp vụn thành bột để làm thuốc chữa bệnh, đầu lâu là một thành phần thuốc rất phổ biến ở thời cổ đại để chữa bệnh đau đầu. Đây chính là nguyên nhân khiến bùng phát những kẻ đào mộ đã cướp và bán các bộ phận cơ thể trong các ngôi mộ cổ.

Bộ tộc người Neanderthal ở Croatia xưa kia có thói quen ăn thịt đồng loại đặc biệt là bộ não. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã phát hiện, hộp sọ của người Neanderthal bị đập nát, gương mặt bị cắt xén, cháy đen…

ly-giai-tuc-le-nguoi-an-thit-nguoi-co-xua
Tục ăn thịt người diễn ra tại Nga và Lithuania trong nạn đói 1571.

Trong quá khứ, việc ăn thịt người ở nhiều bộ tộc mang tính chất sắc tộc và trở thành tập quán của cả xã hội ấy. Nhiều người còn hoài nghi về tục ăn thịt người là không tồn tại nhưng sự thật thì ở một vài vùng di tích tại Tây Nam nước Mỹ có thể cung cấp bằng chứng về tục lệ rùng rợn này. Bộ lạc Korowai, vùng Đông Nam tỉnh Papua của Indonesia là một trong những bộ lạc cuối cùng trên thế giới còn tiến hành tục ăn thịt người. 

Lý giải hiện tượng

Tục ăn thịt người rùng rợn này xuất phát một phần là do hủ tục, mê tín dị đoan, ma tuý của các bộ tộc ở những vùng hẻo lánh. 

ly-giai-tuc-le-nguoi-an-thit-nguoi-co-xua

Ở Kenya vào thập niên 50 vẫn còn tồn tại niềm tin này: các bộ phận của cơ thể con người mang đến những khả năng kì diệu, bộ não là bộ phận quan trọng và tiềm ẩn nhiều sức mạnh nhất. Máu cũng được coi là sinh lực của cơ thể, là thuốc chữa bệnh, máu càng tươi càng tốt, đây chính là nguyên nhân bùng phát các vụ giết người dã man.

ly-giai-tuc-le-nguoi-an-thit-nguoi-co-xua
Một cảnh miêu tả nghi lễ ăn thịt người của người Codex Aztec.

Ngoài ra, ở các bộ tộc nguyên thủy có sử dụng một loại thuốc gây nghiện. Nó chứa một loại kích thích gây ảo giác, gây tình trạng mê sảng hoang tưởng và tăng sức mạnh bất thường, gây nên hành vi bạo lực khủng khiếp.

Bên cạnh đó, ăn thịt người đôi khi là phương sách cuối cùng để giải quyết nạn đói trong chiến tranh và những tình huống bất khả kháng. Vào những năm 1609 - 1610, nạn đói hoành hành ở thuộc địa Jamestown, khi nguồn thực phẩm cạn kiệt, một số người dân đã đào những xác chết lên để ăn thay cho thực phẩm. 

ly-giai-tuc-le-nguoi-an-thit-nguoi-co-xua
Nạn đói ở Nga năm 1921 cũng là nguyên nhân gây các vụ giết người thương tâm.

Một nguyên nhân khác gây ra tục lệ trên được giải thích bởi các nhà khoa học là do bệnh kuru, một loại bệnh rối loạn thần kinh không thể chữa khỏi và dễ truyền nhiễm. Căn bệnh này có tên khoa học là Creutzfeldt Jakob disease (CJ) - chứng bệnh làm não bộ bị xốp, có nhiều lỗ nhỏ, người bệnh mất trí nhớ, mất kiểm soát hành vi. Kuru là căn bệnh rất phổ biến trong cộng đồng dân cư tại Papua New Guinea ở thời kỳ Đồ đá.

“Người ăn thịt người” từng là hiện tượng khá phổ biến liên quan tới phép thuật và là một thực tế được chấp nhận trong một số bộ lạc thời cổ đại. Gần đây, những nhà khoa học đã tuyên bố rằng, hiện tượng ăn thịt đồng loại ở con người là rất hiếm trong thế giới hiện đại. 

Ngôi đền Phật giáo siêu cổ

 Ngôi đền Phật giáo siêu cổ

Nếu như người Ai Cập tự hào với kim tự tháp thì ngay tại Indonesia, Châu Á, chúng ta có thể chiêm ngưỡng một công trình đền thờ cổ kính vào bậc nhất thế giới

Borobudur là một ngôi đền tháp lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia. Tên Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "đền thờ Phật trên ngọn núi".
 
 
Các nhà nghiên cứu đến giờ vẫn chưa xác định được chính xác từ khi nào công trình được xây dựng. Có rất nhiều ý kiến cho rằng ngôi đền có từ giữa thế kỉ thứ 7 và thế kỉ thứ 8. Các học giả nhất trí rằng phải mất khoảng 100 năm để xây dựng nó, và trong suốt 200 năm, ngôi đền là trung tâm của Phật giáo ở Java. Borobudur đã hoàn thành trước Angkor Wat ở Campuchia hàng thế kỉ.
 
 
Ngôi đền sau đó đã bị lãng quên hàng thế kỉ khi đạo Hồi phát triển mạnh mẽ ở đất nước này. Và trải qua thời gian, ngôi đền bị che phủ bởi tro của núi lửa Merapi và rừng rậm.
 
Vào năm 1814, một phái đoàn các nhà khoa học châu Âu, do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến, mới tiến hành nghiên cứu và tu bổ lại ngôi đền. Nhưng ngôi đền đã bị đổ nát, hư hỏng quá nhiều.
 
Năm 1970, chính phủ Indonesia phải kêu gọi UNESCO giúp đỡ. 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đôla Mỹ.
 
 
Ngôi đền tháp nằm trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là một dãy núi màu lam, làm nổi bật lên ngôi đền.
 
Đền cao 42m, dài mỗi mặt chân đền là 125m, người ta phải đi qua một chặng đường dài hơn 5000m mới hết các bậc và hành lang. Ở tầng cao mới có thể thấy được toàn bộ cấu trúc của Borobudur.
 
Nhìn từ trên cao, Borobudur là một kiểu kiến trúc hình chóp gồm hai phần: phần tròn ở trên và phần vuông ở dưới. Phần tròn gồm tháp trung tâm hình chuông và ba tầng bậc tròn rộng đồng tâm bao quanh.
 
Borobudur được xây theo quan điểm vũ trụ quan Phật giáo, gồm 6 tầng hình vuông tượng trưng cho 6 cõi (trời, người, atula, ngạ quỷ, thú vật, địa ngục), với mỗi cạnh đáy là 123 mét, trên đó có 504 tượng Phật. Bên trên còn có thêm 3 tầng hình tròn, tượng trưng cho tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới), trong đó có 73 tượng Phật lớn, mỗi tượng được đặt trong một tháp hình chuông
 
Tầng thứ nhất (từ chân đồi lên) hình vuông, mỗi cạnh hướng về một phương rõ rệt. Giữa mỗi cạnh có một khoảng trống rộng 7,38 m, có hai con sư tử bằng đá đồ sộ chầu hai bên.
 
 
Chiều cao sư tử đến 1,7m (kể cả bệ), chiều dài 1,26 m, chiều rộng 0,8 m, miệng chúng khá rộng, lông bờm ở lưng, cổ, ngực dựng lên trông rất dữ tợn, đuôi uốn cong ngược về phía sau. Tám con sư tử ở bốn cạnh có con đã được đẽo gọt, chạm trỗ hoàn chỉnh, có con còn đang dở dang.
 
 
Tầng thứ hai cách tầng thứ nhất 1,52 m, không xây theo dạng hình vuông như ở tầng thứ nhất, mà là hình đa giác 20 cạnh, gần như bao quanh lấy sườn đồi. Tuy nhiên, vẫn có bốn cạnh lớn hướng về bốn phương trời, giữa có bốn tầng cấp. Hai bên tầng cấp có hai lan can uốn cong duyên dáng. Cuối lan can là một đầu voi rất to, trong miệng ngoạm một con sư tử; còn đầu lan can kia, là một đàn sư tử, mõm mở rộng, lưng tựa vào tường.
 
Từ tầng thứ ba trở lên, lại có hình dạng vuông, riêng tầng ba trên cùng có dạng hình tròn. Trên mỗi tầng có xây dựng nhiều đền đài miếu mạo, cái lớn nhất ở giữa, hai bên là những cái bé hơn. Trên cùng của đền tháp là mái tròn hình chuông.
 

Tất cả các bậc thềm từ tầng một đến tầng chín đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trỗ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các bồ tát và các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp, về thiên đàng, về địa ngục...
 
 
Riêng ba tầng trên cùng phẳng phiu, trơn nhẵn có trổ 72 tháp chuông hình mắt cáo. Bên trong có đặt 72 tượng Phật ngồi (tầng một 32, tầng hai 24 và tầng ba 16).
 
 
Ngày nay, Borobudur đã được phục hồi, tuy không được hoàn toàn như trước, nhưng đã thể hiện được dáng dấp và làm khách tham quan vô cùng ngưỡng mộ, xứng đáng là một trong những kì quan nổi tiếng của châu Á. Hằng năm, đây là nơi hành hương của Phật tử Indonesia trong dịp lễ Vesak truyền thống.

Maya - Nền văn minh cổ mất tích

 Maya - Nền văn minh cổ mất tích

Một nền văn minh phát triển cực thịnh thì lại đột ngột biến mất

Nền văn minh Maya lên tới đỉnh cao rồi đột nhiên biến mất, không để lại một lời lý giải. Đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới cố gắng tìm mọi cách để có thể giải mã những bí ẩn khảo cổ lớn nhất nhân loại này và nhờ đó, rất nhiều điều thú vị đã được khám phá.

Giới thiệu một chút về người Maya nhé
 
Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatan của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico, Bắc GuatemalaHonduras ngày nay.
 
Khoanh vùng nền văn minh Maya.
 
Những hiện vật đầu tiên tính vào nền văn minh Maya tìm thấy ở Cuello (Belize) được xác định nguồn gốc từ 2000 năm TCN. Từ mảnh đất cội nguồn này, dân Maya chia một nhánh lớn lên phía Bắc (vịnh Mexico ngày nay), để lại những dấu vết của khu dân cư cùng với nhiều đền thờ bằng đá khoảng 2.500 năm tuổi.
 
Thành phố lớn nhất là Nabke trên đất Guatemala hiện tại, có thời kỳ phát triển rực rỡ nhất từ năm 800 đến 400 TCN. Cũng vào thời kỳ này, thành phố Chichen Itza được xây dựng, tiếp đó là Yaxchlian, Palenque, Oxkintok...
 
Nền văn minh của họ có gì đặc biệt?
 
Văn minh Maya bao trùm cả bán đảo Yucatan, với những khu đô thị hơn 1 vạn dân, lớn hơn bất kỳ thành phố nào của Trung Âu cùng thời. Những thành tựu vĩ đại nhất là kỹ thuật trồng ngô, hệ thống lịch chính xác dựa trên chiêm tinh học và chữ viết riêng. Tuy còn mang tính tượng hình, chữ viết của người Maya đã tiến xa hơn chữ tượng hình của văn hóa Ai Cập. Xã hội thời đó đã biết gia công đá, gốm, gỗ và dệt vải.
 
Giải mã bảng chữ cái của người Maya.
 
Căn cứ vào các di vật khám phá ngày càng phong phú, người ta xác định được rằng vào khoảng thế kỷ thứ I các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập. Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào khoảng thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ X. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatan, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm chiếm vùng này vào thế kỷ XVI. Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.
 
Tượng chúa hoặc một vị thần trên nắp một chiếc bát cổ.
 
Nền kinh tế của người Maya chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu. Các sản phẩm trồng trọt của người Maya chủ yếu là ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao... Người Maya cũng lấy chăn nuôi làm sản phẩm chính sau trồng trọt. Họ chăn nuôi các loại động vật như, chó, gà, hươu, nai, chim, ong mật... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Maya cũng đạt đến một trình độ rất cao. Ngoài ra, người Maya còn biết làm muối với những khu vực rộng lớn và độc đáo.
 
Hình một con khỉ nằm trên đỉnh của nắp bát cổ được tìm thấy trong mộ.
 
Khảo cổ học chứng minh rằng người Maya có những công trình xây dựng đầu tiên có niên đại vào khoảng 1000 TCN. Có một vài bất đồng quan điểm về ranh giới văn hóa và địa lý của Maya cổ với những nền văn minh Trung Mỹ tiền cổ điển lân cận, bởi vì có rất nhiều nền văn hóa có những khu vực trùng lấp và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng về sau có sự phát triển riêng và tạo ra văn hóa đặc sắc riêng của mình.
 
 
Những công trình đầu tiên của ngườiMaya là những ngôi mộ đơn lẻ trên các đồi cao, tiền đề cho những kiến trúc kiểu kim tự tháp được xây dựng về sau này. Cuối cùng, văn hóa Olmec lụi tàn sau khi ảnh hưởng đến bán đảo Yucatan, ngày nay thuộc Mexico, và các vùng khác ở Nam Mỹ.
 
Người Maya có tất cả 20 bộ lịch. Nhưng chính xác nhất chỉ có hai bộ: Lịch Tzolkin Ritual với một năm 260 ngày và Lịch Thái Dương rất giống với lịch Gregory một năm có 365 ngày. Năm kết thúc lịch của họ đều là ngày 21/12/2012, điều này đã rất nhiều lần gây xôn xao cho dư luận hiện nay.
 
Bộ lịch làm bằng đất nung.

Những bằng chứng về văn minhMaya có các thành phố nổi tiếng Tikal, Palenque, Copan và Kalakmul, cũng như Dos Pilas, Uaxactun, Altun Ha, Bonampak và rất nhiều vị trí khác trong vùng.
 
Khu di tích phía Bắc Acropolis thuộc thành phố Tikal.
 
 
Họ chứng minh cho thấy một trình độ cao về nông nghiệp, các trung tâm đô thị sầm uất của nhiều quốc gia đô thị độc lập. Rất nhiều các công trình tôn giáo kiểu kim tự tháp nổi tiếng của họ được xây dựng trong các trung tâm quyền lực của ngườiMaya. Rất nhiều các tác phẩm chạm khắc trên phiến đá còn lại ngày nay (người Maya gọi là tetun, hoặc là cây-đá), khắc chữ tượng hình mô tả về sự cai trị theo phả hệ, các chiến thắng của cuộc chiến, và các thành tựu khác.
 
Công trình kim tự pháp El Castillo cao 79 feet, thuộc thành phố Chichen Itza.
 
Ngày nay, chính các sân chơi bóng, lâu đài đá và kim tự tháp bậc thang là những nhân chứng cho đỉnh cao phát triển của xã hội Maya. Nhưng chính những thành tựu đỉnh cao như thế càng khiến cho mọi người tò mò về sự biến mất của họ.
 
Một quả bóng từ...cao su của người Olmec.
 
Môn bóng đá đến từ nền văn minh Maya?
 
Vì sao nền văn minh Maya lại “mất tích” đột ngột như vậy?
 
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu tạm thống nhất lý do diệt vong của người Maya là do khí hậu thay đổi đột ngột, nạn hạn hán kéo dài triệt hết nguồn sống. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh cuối thế kỷ IX, vùng xung quanh Venezuela hầu như không mưa cho đến đầu thế kỷ thứ 10.
 
 
Tuy nhiên, câu hỏi về một nền văn minh chuộng hòa bình, biết sống hòa mình với thiên nhiên, cho đến thế kỷ thứ 8 đã đạt đến dân số 15 triệu lại có thể ra đi mà không để lại một lời "trăng trối" vẫn luôn bức xúc?
 
Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, giới khoa học mới dám quả quyết là đã dần "giải mã" được những thông điệp Maya. Song cũng phải đợi đến cuối năm 1994, khi khoảng 80% các con chữ được hiểu nghĩa tường tận thì các nhà nghiên cứu mới ngỡ ngàng trước đống hoang tàn của một tượng đài sụp đổ.
 
 
Truyền thuyết của một xã hội Maya yêu hòa bình và thiên nhiên tan tành trong chớp mắt. Họ không biến mất trong một cuộc động đất khủng khiếp, không chết đói vì tàn phá rừng già nhiệt đới hay vì dịch bệnh, cũng chẳng bị một nền văn minh khác tiêu diệt. Sự thật đơn giản hơn nhiều:
 
Chính người Maya tự đưa nhau đến chỗ diệt vong.
 
 
Những dòng chữ trên các bảng gốm và cả trên các cuộn giấy còn giữ lại được đã chứng minh người Maya là một dân tộc vô cùng hiếu chiến.
 
Cuộc sống của họ được đánh dấu bằng những nghi lễ tàn bạo và liên miên chìm trong chiến tranh đẫm máu. Hai bộ tộc mạnh nhất thời bấy giờ nằm dưới sự chỉ huy của TikalCalakmul. Họ cùng thống trị và sử dụng hơn 50 bộ lạc nhỏ hơn lao vào chiến tranh tàn sát lẫn nhau.
 
 
 Nhận định này được đưa ra bởi Nikolai Grube, chuyên gia hàng đầu về văn hóa Maya và là người có công chính trong việc giải mã chữ viết cổ. Ngoài ra theo ông, nền văn minh Maya tan rã không đột ngột như mọi người xưa nay vẫn dự đoán, mà đây là một quá trình đau đớn và chậm chạp. Bởi không chỉ tại chiến tranh, người Maya còn chết vì đói.

Một đồng nghiệp của GrubeTom Sever, đã phát hiện sự tình cờ tưởng như phi lý song lại có ý nghĩa sâu xa. Năm 1999, nước Mỹ với mục đích do thám đã phóng lên không trung vệ tinh Lkonos. Lkonos là vệ tinh có khả năng chụp ảnh rõ đến 1 m, thậm chỉ nhận ra người trên mặt đất, trong khi các vệ tinh khác phải đầu hàng trước những vật thể nhỏ hơn 5 m.
 

Dựa vào các bức ảnh của Ikonos, Tom Sever nhận ra một hệ thống kênh đào từ thời Maya. Đó là những nỗ lực của họ để cải thiện môi trường sinh thái. Khi khí hậu thay đổi và nhiệt độ tăng lên hơn 6 độ, rừng già bị khai thác dữ dội, nước mưa bị mất đi,..  thì hệ thống kênh đào nhằm phân phối và dự trữ nước mưa trở nên hợp lý hơn.
 
 
Nhìn lại người Maya, giữa các cuộc chiến tranh họ đã không đủ ăn. Những bộ xương được khai quật cho thấy rõ dấu hiệu suy dinh dưỡng. Cuối thế kỷ IX, nước cạn khô trong các kênh rạch, nước ngầm rút sâu đến 150 m mà kỹ thuật ngày ấy không thể khai thác. Cái chết từ từ của người Maya đã được giải thích.
 
Hiện nay ở Trung Mỹ còn khoảng 4,2 triệu hậu duệ người Maya. Hồi tưởng đậm nét nhất của lớp con cháu hôm nay là năm 1511, khi những kẻ thực dân Tây Ban Nha xuất hiện. Người Maya kháng cự dũng cảm, quốc gia cuối cùng của họ - Tayasal - mãi đến năm 1697 mới bị chinh phục. Cuộc vùng dậy muộn màng hồi năm 1901 cũng bị quân đội Mexico đập tan. Và cuối cùng là bảng chữ cái Latin của người Tây Ban Nha cũng đã góp phần tiêu diệt nốt mầm mống cuối cùng của cái gọi là nền văn minh cổ xưa.
 
Người Tayasa.