Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Tìm hiểu quá trình xây tượng Nữ thần Tự do


Tìm hiểu quá trình xây tượng Nữ thần Tự do

Gương mặt bức tượng nổi tiếng nhất nước Mỹ được lấy nguyên mẫu từ mẹ của tác giả thiết kế bức tượng.
Trong mắt những người nhập cư đến “xứ sở cờ hoa” – vùng đất hứa của mọi người, bức tượng Nữ thần Tự do là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ. Bức tượng thời ấy là ý tưởng ban đầu của một chính trị gia người Pháp Edouard Laboulaye. Ông cũng là người hỗ trợ cho công trình này được khởi công cũng như vận động tài chính xây dựng bức tượng.
Nhà điêu khắc trẻ người Pháp Frédéric-Auguste Bartholdi đảm nhiệm thiết kế công trình. Tham vọng ban đầu của ông là tái hiện tượng Thần mặt trời Helios khổng lồ từng canh gác đảo Rhodes của Hy Lạp. Không ít người bất ngờ khi biết rằng gương mặt của bức tượng được mô phỏng theo gương mặt thân mẫu tác giả. Trong khi đó, dáng điệu bức tượng lấy cảm hứng từ người vợ của ông, Jeanne de Pusieux.
208
Công việc được tiến hành tại xưởng đúc Gaget, Gauthier Company. Eugene Viollet-le-Duc, thầy của Bartholdi, là người có công đầu trong việc thiết kế phần đầu và tay của bức tượng. Ông này đã mất vào năm 1879 khi công trình còn dang dở. Đảm nhiệm thay thế về kết cấu khung sắt cho công trình là kỹ sư Alexandre-Gustave Eiffel, người sau này nổi tiếng thế giới với công trình tháp Eiffel – niềm tự hào của nước Pháp.
307
Trong bản thiết kế của Eiffel, đây là một trong những công trình đầu tiên sử dụng kĩ thuật xây dựng mới: phần vỏ không phải nơi chịu tải trọng, mà thay vào đó là một khung sắt bên trong. Những tấm đồng tạo hình theo phương pháp “repousse”, được hàn vào một khung bốn cây sắt 30 mét làm lõi (thay vì bằng gạch như trước đây) nhằm làm tăng độ linh động của thân tượng nếu có gió bão ở cửa biển. Những thanh sắt lớn nối khung sắt ngoài và một cây cột trung tâm nhằm tăng độ vững chắc cũng như tạo điều kiện cho kim loại có không gian giãn nở khi nhiệt độ tăng.
407
Trong quá trình xây dựng, từng phần nhỏ của bức tượng được đem đi triển lãm tại các công viên và hội chợ nhằm gây quỹ hoàn thiện công trình. Khoảng thời gian từ 1875 – 1880, số tiền quyên góp được lên đến 400.000 francs.
506
Trong khi nước Pháp đảm nhiệm phần đúc tượng, thì nước Mỹ nhận phần xây bệ tượng. Kiến trúc sư người Mỹ Richard Morris Hunt đảm nhận trọng trách này. Tuy nhiên, do tình hình chính trị có diễn biến phức tạp, mãi đến năm 1877, Quốc hội Mỹ mới thông qua quyết định nhận Nữ thần Tự do như một món quà của tình hữu nghị từ nước Pháp, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của Mỹ.
606
Chín năm kể từ khi bắt đầu, đến năm 1884, công trình đồ sộ này mới được hoàn thành. Sau đó, khối sắt khổng lồ này được “cắt nhỏ” thành 214 thùng hàng để vận chuyển từ Pháp đến Mỹ. Ban đầu, nếu giữ nguyên thiết kế của Viollet-le-Duc, người ta chỉ có thể đem từng thành phần “vỏ” và “ruột” đến Mỹ chờ hàn nối lại.
703
Còn với thiết kế mới của Eiffel, từng phần “đầu”, “thân”, “tay”, “chân” của Nữ thần được hoàn thiện sẵn và chỉ còn việc lắp ráp khi đến nơi. 300.000 chiếc đinh tán được sử dụng để hoàn thành công trình này.
803
Trước đó, đích thân kiến trúc sư Bartholdi đã đến Mỹ trước để bàn bạc với tổng thống Mỹ Ulysses Grant về vị trí đặt bức tượng này. Vị trí đầu tiên được đề nghị là đảo Bedloe, một nơi thuận tiện để mọi tàu thuyền đi ngang hải cảng New York đều nhìn thấy. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ cho rằng việc trưng dụng hòn đảo này chỉ để đặt tượng là một điều phung phí. Vì vậy, vị trí cuối cùng được thống nhất là một hòn đảo nhỏ nhìn về cảng của thành phố New York. Ngày nay, hòn đảo này được biết đến với cái tên Liberty.
902
Vương miện của Nữ thần Tự do có bảy tia sáng, tượng trưng cho bảy đại dương và bảy lục địa, hàm ý rằng tự do sẽ trải rộng khắp thế giới. Trong khi đó, tay trái nàng cầm bản Tuyên ngôn Độc lập, tay phải cầm ngọn đuốc hàm ý sự khai sáng, tiến bộ. Nhìn chung, hình mẫu trong thiết kế của Bartholdi hướng về một người phụ nữ cổ điển. Các chi tiết trên thân tối giản và gọn gàng, chỉ có vài điểm nhấn trên tay, để đạt được vẻ uy nghi toàn thể.
1002
Ngày 28/10/1886, món quà của nước Pháp được chính thức trao tặng cho nhân dân Mỹ. Trải qua 125 năm, bức tượng Nữ thần Tự do vẫn đứng vững chãi nơi ấy với lời chúc cho sự tự do và hòa bình trên thế giới.
tuong-1
tuong-3
Tượng Nữ thần Tự do hiện nay ở đảo Liberty tại cảng New York

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Lượn qua 9 nhà xác bỏ hoang ớn lạnh nhất thế giới


Lượn qua 9 nhà xác bỏ hoang ớn lạnh nhất thế giới

1. Mortuarium Schoonselhof
Tại thành phố Antwerp của Bỉ, nhà xác Mortuarium Schoonselhof đã bị bỏ hoang cách đây một vài năm cùng những dụng cụ khám nghiệm tử thi chuyên dụng bao gồm các lọ hóa chất, những chiếc kim khâu cùng các vật liệu may vá, dụng cụ kéo căng và những chiếc cưa xương người bằng điện tử đã không được đụng đến qua một thời gian dài. Tất cả nhuốm một màu chết chóc, có khả năng làm lạnh sống lưng bất kỳ khán giả dù là tình cờ hay chủ ý bước vào căn phòng lạnh lẽo này.
2. Beelitz-Heilstätten
Nhà xác này được xây dựng từ năm 1898 và bị bỏ hoang năm 1994, kể từ đó, thời gian cùng những hoang lạnh đã dần bào mòn đi tòa nhà được xem là bệnh viện lớn nhất nước Đức, nơi chữa bệnh của hơn 12.500 binh sĩ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nơi bệnh nhân khét tiếng nhất từng được chữa trị và hồi phục năm 1916 - Adolf Hitler (1889 - 1945).
3. St. Mary
Bệnh viện đặc biệt này còn có tên Gateshead Borough Asylum, từng là nơi trú ngụ của dân tị nạn, được xây dựng vào năm 1914 tại làng Stannington thuộc quận Northumberland, Tây Nam nước Anh và ngừng hoạt động năm 1995. Cho đến nay, chỉ một số phòng là còn hoạt động được còn lại phần lớn đã bị rêu xanh phủ kín, đến nỗi khó ai có thể nhận ra nó từng là nhà chứa xác chết.
4. Harold Wood
Sau 122 năm sử dụng, nhà xác Harold Wood tại hạt Essex, Anh đã ngừng hoạt động năm 2006. Nhìn vào khung cảnh này, ít ai ngờ đến nó đã bị bỏ hoang bởi trang thiết bị chuyên dụng vẫn còn rất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng đừng cố đến đây, bởi cả một hành lang hệ thống tủ lạnh đựng xác dài chỉ khiến bạn thêm lạnh gáy mà thôi.
5. St. Peter
Theo tiếng Pháp, “morgue” có nghĩa là “trang nghiêm, long trọng”. Đây chính là những từ miêu tả một nhà xác ở Paris – nhà xác St. Peter, được xây dựng và hoạt động trong những năm của thế kỷ 15. Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp Emile Zola (1840 – 1902) đã từng “vi hành” đến đây để lấy thông tin thực tế cho cuốn tiểu thuyết “Therese Requin” (1867) của mình bằng những lời văn không thể xác thực hơn.
6. Cambridge
Xây dựng vào năm 1879, nhà xác bệnh viện quân y Cambridge ở Anh là nơi dùng để chăm sóc hàng nghìn binh lính bị thương sau hai cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2. Đây là một trong những nhà xác ghê sợ nhất thế giới bởi khung cảnh hoang tàn, đổ nát và lạnh lẽo của nó. Chỉ có các nhà đạo diễn phim kinh dị mới “thích thú” với cảnh chết chóc nơi đây.
7. Nhà xác vô danh ở Anh
Khi nhìn một góc nhà xác này, không ít người liên tưởng đến những chiếc lò nước bánh mì, tuy nhiên, trên thực tế, những “chiếc bánh mì” đó lại chính là những xác người đã chết. Nhà xác này được xây dựng tại Anh vào năm 1806 và đóng cửa năm 2001.
8. Nhà xác Viện điều dưỡng ở Đức
Khi đến nhà xác của viện điều dưỡng ở Đức này, đến cả những nhiếp ảnh gia gan dạ nhất cũng cảm thấy “sởn gai ốc”, những hình hài thoắt ẩn thoắt hiện, những luồng không khí lạnh ám ảnh, những lời thì thầm của bóng ma… Có lẽ, khi đến đây, bạn sẽ hiểu các nhà làm phim kinh dị không phóng đại chút nào trong những thước phim của họ.
9. Nhà xác đảo Ellis
Đảo Ellis ở cảng New York một thời là biểu tượng nhập cư của hàng triệu người trên khắp thế giới đến Mỹ từ năm 1892 đến 1954. Từ khi đi vào hoạt động đến khi bị chính phủ cho ngừng hoạt động, Ellis đã chứng kiến và tiễn biệt hơn 3.000 linh hồn đã chết. Hiện, chính quyền thành phố New York đang cho xây dựng một cơ sở mới trên tàn tích cũ của nhà xác Ellis.

10 phát minh nổi tiếng bắt nguồn từ Trung Quốc


10 phát minh nổi tiếng bắt nguồn từ Trung Quốc

Một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên hành tinh này, Trung Quốc được biết đến với những vượt trội trong lĩnh vực sáng chế. Họ đã đại diện cho bước chuyển tiếp vào sự phát triển của toàn bộ nhân loại.
1. Giấy vệ sinh
Đây là một vật dụng rất đỗi quen thuộc trong mỗi gia đình của chúng ta. Trên thực tế, chả có ai để tâm suy nghĩ về nguồn gốc của giấy vệ sinh. Nhưng điều này cũng là một phát minh của Trung Quốc từ năm 589 Trước Công nguyên. Người Trung Quốc là những người đầu tiên sử dụng giấy để lau người, trong khi các nước khác thì sử dụng một miếng bọt biển, ren, gỗ, nước hoặc thậm chí cả bàn tay của họ. Người Trung Quốc bắt đầu cho thêm mùi hương vào giấy bằng cách sử dụng nước hoa. Theo cách đó, chỉ có gia đình hoàng gia là vinh dự được sử dụng giấy có mùi thơm cho các nhu cầu nhà vệ sinh hàng ngày của họ.
2. Thực đơn cho nhà hàng
Phát minh ra thực đơn cho nhà hàng là một trong những điểm mạnh của người Trung Quốc. Các thương gia là những người đầu tiên được hưởng lợi từ các thực phẩm đã được cung cấp trong một loạt các địa điểm. Nhược điểm của thực tế này là ở nhiều khu vực, họ không quen thuộc với các món ăn được phục vụ. Đây là lý do tại sao các thực đơn đầu tiên được sinh ra là do những mong muốn cung cấp cho các khách du lịch và các thương nhân một quan điểm rõ ràng hơn về thực phẩm. Sau khi thử nghiệm đầu tiên này có tác dụng, xu hướng sử dụng thực đơn đã có mặt ở khắp mọi nơi từ các đền thờ và nhà hát, các nhà thổ, quán trà.
3. Y học Trung Quốc
Trung Quốc là một nước rất quan tâm tới sức khỏe của cơ thể họ và tin rằng một chế độ ăn uống tốt và khỏe mạnh sẽ làm cho tất cả khác biệt. Vào năm 1330, một cuốn sách liên quan đến chế độ ăn đã được xuất bản với tất cả các kiến thức thu thập được của nhiều thế kỷ. Người Trung Quốc đã bào chế thuốc chiết xuất từ nước tiểu để điều trị bệnh về nội tiết tố. Những hóc môn này sẽ xử lý các vấn đề về tình dục được gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tố.
4. Thuốc súng
Phát minh ra thuốc súng là một điều tình cờ trong một tai nạn ở thế kỷ thứ 9. Họ sử dụng nó để làm pháo hoa. Từ năm 1044, thuốc súng bắt đầu được sử dụng như một loại chất nổ để phá hủy. Tuy nhiên, các công thức đầu tiên không có khả năng làm cho nổ lớn, nhưng có thể làm cháy nhanh chóng. Trong thế kỷ 15, đã có sáu công thức từ thuốc súng để bào chế ra thuốc nổ.
5. Giấy
Giấy này được coi là khá rẻ và được in nhanh chóng hơn so với các vật liệu khác như lụa hoặc đất sét. Quá trình sản xuất giấy bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Đó là một quá trình từ cây trộn vỏ cây, nước, lanh và cho chúng vào một khung gỗ. Sau khi quá trình pha trộn hoàn thành các khung đã được sấy khô dưới ánh mặt trời.
6. In ấn
Người dân Trung Quốc rất muốn những lời nói của họ được in trên giấy. Đây là lý do tại sao họ đã tạo ra bản khắc gỗ và kỹ thuật in ấn di chuyển. Quá trình in ấn đầu tiên rất đơn giản, chỉ cần quét bao phủ với thuốc nhuộm trên bản khắc gỗ và đóng dấu trên một mảnh giấy là xong. In ấn di chuyển chính thức được xuất hiện từ triều đại nhà Nguyên. Việc in ấn được làm trong một khuôn mẫu nhất định trên một bảng gỗ. Các vật liệu được sử dụng cho việc in ấn đều bằng đồng và khối sứ.
7. Tiền giấy
Tiền là một cách kinh doanh của người Trung Quốc cổ đại. Những tờ tiền giấy được xuất hiện trong thế kỷ thứ 7. Đó là một điều tuyệt vời cho các thương gia khi họ không cần phải mang theo đồng tiền xu lỉnh kỉnh. Chỉ có những người rất giàu có mới sở hữu chúng đầu tiên. Sự thiếu hụt của đồng tiền trong triều đại nhà Tống đã làm cho các loại tiền giấy trở nên phổ biến hơn. Chúng được đặt tên là jiaozi. Tiền giấy đầu tiên được in ấn trên các bản gỗ từ thế kỷ thứ 11 .
8 . Đũa và dĩa
Đũa nổi tiếng ở châu Á được coi là phát minh của Trung Quốc. Những đôi đũa lần đầu tiên được làm bằng xương và được coi là công cụ của tầng lớp thượng lưu. Các thói quen ăn uống truyền thống yêu cầu thực phẩm được cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ để dễ dàng sử dụng đôi đũa và dĩa.
9. Quan tài
Trung Quốc là nơi khá thú vị trong việc chôn cất người chết và chăm sóc cơ thể của họ. Theo đó, những chiếc quan tài lâu đời nhất được xuất hiện vào khoảng năm 5000 trước công nguyên. Cách quan tài được làm dày như thế nào, là những dấu hiệu cho biết về thân thế quý tộc và quyền lực của người đã chết. Họ đã sử dụng thân cây để làm quan tài và thậm chí đã có quan tài nhìn như thuyền.
10. La bàn
La bàn sắt đầu tiên được phát minh dưới triều Nhà Hán. Tuy nhiên, nó không được sử dụng để chỉ hướng, mà để dự đoán tương lai. Để có được năng lượng cần thiết họ nung nóng một vật kim loại ở một số nước. Một loại của la bàn trông như một bánh xe được sử dụng để chỉ ra phía nam. Năm 1088, Shen Kuo lần đầu tiên mô tả khái niệm về các hướng. Họ bắt đầu sử dụng la bàn để chỉ hướng năm 1119.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Phan Thị Mơ dạo phố Trung Thu cùng bạn trai


Phan Thị Mơ dạo phố Trung Thu cùng bạn trai


Phan Thị Mơ - Top 5 Hoa hậu Việt Nam 2012 vừa có ngày trung thu thật đẹp bên người hàng xóm Trịnh Bảo Bàng.
Phan Thị Mơ và Trịnh Bảo Bàng là đôi bạn thân, cùng hợp tác chung với NTK Minh Châu, nên khá hiểu nhau. Cả hai có những giây phút thật thư gian bên nhau khi dạo phố lồng đèn Lương Nhữ Học ở Quận 5 - Tp.HCM.   

  Sắc đỏ của chiếc váy trông Phan Thị Mơ thật dịu dàng và nổi bật.















 Trịnh Bảo Bàng - chàng ca sĩ người Việt gốc Hoa, anh đang xây dựng hình ảnh mới của mình trong làng nhạc Việt.







 Phú Thứ >>> Phong Cách Lạ
Photo: Hoàng Miên
Retouch: Mạch Tùng
Makeup: Nguyễn Sang
Model: Phan Thị Mơ- Trịnh Bảo Bàng
Costume: Minh Châu