Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Dịch vụ giúp người Việt Nam gửi thông điệp lên... vũ trụ

Dịch vụ giúp người Việt Nam gửi thông điệp lên... vũ trụ


Viện Nghiên cứu công nghệ FPT vừa giới thiệu dịch vụ dành tiêng cho cộng đồng yêu thích khoa học, theo đó những người yêu công nghệ có thể gửi thông điệp kèm theo tên của mình lên vệ tinh do FPT chế tạo.

Chia sẻ trên website FSpace Laboratory, FPT cho biết vệ tinh nhỏ mang tên F-1 CubeSat. Người quan tâm có thể truy cập vào địa chỉ này để điền tên, địa chỉ e-mail cùng thông điệp muốn gửi gắm tới vệ tinh F-1. Tất cả các thông điệp này sẽ được ghi vào một thẻ nhớ trước khi vệ tinh được chuyển ra bãi phóng.

Chia sẻ thông điệp của bạn tại đây.
Chương trình chia sẻ thông điệp này của FPT hướng tới cộng đồng và cũng là động lực không nhỏ cho những người thực hiện dự án. Được biết, FSpace đang khẩn trương thực hiện quá trình phóng vệ tinh F-1 vào đầu năm 2012, đồng nghĩa với việc những thông điệp từ cộng đồng sẽ sớm đến tay đội ngũ trong dự án vệ tinh F-1 tại FPT.
 
Chương trình được phát động từ ngày 23/11 vừa qua và đã thu một lượng tương đối người quan tâm. Chia sẻ tại website của FSpace, độc giả Phạm Văn Lương cho biết: “30 năm sau, con trai tôi sẽ tìm ra tên tôi có trên vũ trụ. Tôi muốn con tôi là 1 nhà khoa học vũ trụ trong tương lai gần của Việt Nam”.

Website FSpace.
Website FSpace là địa chỉ giới thiệu những dự án tại Viện Nghiên cứu công nghệ FPT, đồng thời cũng là nơi ghi lại những lát cắt trong thực hiện các dự án. FPT cũng dành một “Góc học tập” nhỏ tại website này cung cấp kiến thức khoa học vũ trụ cho các bạn yêu thích lĩnh vực này.

Vệ tinh F-1 CubeSat được FPT nghiên cứu chế tạo từ năm 2009 với thời gian hoạt động dự kiến ngoài vũ trụ là 1 năm, chụp ảnh trái đất và truyền dữ liệu từ vũ trụ về trái đất với tốc độ 1.200bit/giây. Hiện tại vệ tinh F-1 CubeSat đang trong các giai đoạn tính năng. Dự án chia sẻ thông điệp với F-1 CubeSat được đánh giá là bước đầu của FPT đưa công nghiệp chế tạo vệ tinh nói riêng và khoa học vũ trụ nói chung đến với đông đảo người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét