Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012



Người băng Ozti không hề bị sát hại

Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng


Sự kiện: Bí ẩn lịch sử
Sự thật về nguyên nhân cái chết của người băng Ozti đã được hé lộ, hoàn toàn khác biệt với những giả thuyết trước đó.

Một nhóm nghiên cứu khảo cổ học của trường đại học Innsbruck nước Áo đã tiến hành nghiên cứu toàn bộ thi thể của người băng Ozti. Giả thuyết cơ bản về nguyên nhân cái chết của người băng do bị trúng tên đã được những nhà khảo cổ học xác minh là không phải vậy. Nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của người băng là bị trượt chân trên núi. Tờ Daily Mail đưa tin ngày 8/11.
Phải nói rằng cho tới nay người băng Ozti đã là một trong những chủ đề được các nhà khảo cổ học quan tâm sâu sắc. Cùng với những bí ẩn về bảy cái chết kỳ lạ về những người liên quan tới người băng này là một loạt các giả thuyết cho tới nay mới được xác thực. Một trong số đó là việc vì sao người băng bị chết?
Theo đội nghiên cứu của Áo, người băng Ozti không hề bị sát hại. Tiến sĩ khảo cổ học phụ trách trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: “Việc “người băng” bị trúng mũi tên là một việc đã xảy ra trước khi chết. Trong khi trèo lên núi cao để săn bắn, người này đã bị trượt chân rơi xuống núi. Vì vậy vết thương nặng tạo thành một lỗ xuyên vào động mạch dưới não bên trái và đã gây nên cái chết”.
Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng, Phi thường - kỳ quặc, bi an lich su, chuyen la, chuyen la co that, nguoi bang ozti, xac uop, tin tuc
Phát hiện sự thật sau 5.300 năm về người băng, Phi thường - kỳ quặc, bi an lich su, chuyen la, chuyen la co that, nguoi bang ozti, xac uop, tin tuc
Nguyên nhân trực tiếp gây cái chết với người băng là bị trượt ngã trên núi trong lúc đi săn bắn
Vết thương phát hiện được trên người của người băng Ozti được đánh giá là rất nghiêm trọng. Cho dù với công nghệ y học hiện đại ngày nay thì khả năng hồi sinh cũng không quá 40%. Các nhà khoa học cũng chủ trương với lập luận cho rằng người đàn ông này sau khi bị thương nặng do rơi từ trên núi xuống đã bị ra máu khá nhiều dẫn tới bị suy tim và chết.
Thi thể người đàn ông được gọi là người băng Ozti được phát hiện lần đầu tiên bởi một đôi vợ chồng người Pháp đang đi du lịch gần một con sông băng ở gần biên giới giữa Áo và Italia. Vì vậy, người ta đã lấy chính địa danh đó đặt tên cho người băng. Sở dĩ người băng Ozti nổi tiếng trong ngành khảo cổ học bởi đây là một trong những xác ướp lâu đời và được bảo quản tốt nhất trên thế giới.
Khi bị chết, người đàn ông này đã bị bao phủ bởi tuyết và sau đó là băng nên cơ thể được giữ nguyên trạng thái tự nhiên. Theo các nhà nghiên cứu, tuổi đời của người này là 46 tuổi. Người này cao không quá 1m 59. Các nhà khảo cổ học cũng đưa ra giả thuyết người này có mang theo cung tên và rìu đồng để sử dụng tấn công các loài thú phục vụ cho mục đích săn bắn.
Thêm một phát hiện khác là người băng đã bị mắc chứng viêm khớp do săn bắn ở tầm thấp. Theo kết quả nghiên cứu, bữa ăn cuối cùng của người băng bao gồm thịt của hươu, bò và một loài dê (tên sinh học là ibex). Trong cơ thể người này thấy xuất hiện nhiều dấu tích của việc bị nhiễm trùng do ký sinh trùng và giun… Mặc dù trước đó màu của mắt đã được chứng minh là màu nâu chứ không phải màu xanh nhưng các nhà nghiên cứu ở Áo chưa xác minh chính xác được việc này.
Những khám phá về người băng Ozti được đánh giá là những tài liệu quý báu trong việc tìm hiểu về nhân loại thời tiền sử. Cho tới giờ, thi thể của người băng vẫn đang được bảo tồn tại một phòng đặc biệt luôn duy trì nhiệt độ âm 6 độ C tại bảo tàng khảo cổ học South Tyrell ở Italia.
Thêm một số thông tin đặc biệt về người băng Ozti:
- Đó là một người đàn ông sống cách đây 5300 năm, cao chưa đến 1m 59.
- Không tìm thấy xương sống số 12 trên cơ thể của người băng, một điều rất kỳ lạ.
- Nhiều khả năng người băng có gene gây vô sinh
- Quá trình bị bao phủ bởi băng và tuyết khiến bộ phận sinh dục bị teo lại, gần như không có.
- Đã có bảy người từng khám phá về người băng Ozti và bị chết một cách bí ẩn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét