Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Cấm 7 nước buôn bán các loài hoang dã nguy cấp


Cấm 7 nước buôn bán các loài hoang dã nguy cấp

Đại diện của 175 quốc gia phê chuẩn lệnh cấm buôn bán những loài động, thực vật hoang dã nguy cấp đối với 7 nước trong một hội nghị của Liên Hợp Quốc.

Các nhà bảo tồn khẳng định buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã là một trong ba mục tiêu hàng đầu của các mạng lưới tội phạm. Hai mục tiêu kia là buôn bán người và buôn bán ma túy. Ảnh: worldwildlife.org.
Quyết định trừng phạt được đưa ra trong hội nghị của 175 nước tham gia Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) vào ngày 26/7 tại trụ sở của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, AP đưa tin. Hơn 300 đại biểu từ 175 nước đã tham gia hội nghị.
Paraguay, Comoros, Guinea-Bissau, Nepal, Rwanda, Solomon và Syria là những nước sẽ không được phép giao dịch thương mại các loài hoang dã nguy cấp. Các đại biểu áp đặt lệnh cấm đối với Comoros, Guinea-Bissau, Paraguay và Rwanda do 4 nước không ban hành luật để điều chỉnh hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã. Trong khi đó, Nepal, Solomon, Syria, Guinea-Bissau, Solomon bị trừng phạt vì không báo cáo đầy đủ những biện pháp họ đã tiến hành để kiểm soát hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã - nghĩa vụ mà các nước phải thực hiện khi tham gia CITES. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10.
Juan Carlos Vasquez, người phát ngôn của cơ quan quản lý CITES, tuyên bố rằng sau ngày 1/10 tới, Paraguay, Comoros, Guinea-Bissau, Nepal, Rwanda, Solomon và Syria sẽ không được phép mua, bán bất kỳ loài nào trong số gần 35.000 loài động, thực vật hoang dã nguy cấp mà CITES quy định.
Để tránh lệnh trừng phạt và nguy cơ mất hàng triệu USD nhờ hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã, 7 nước phải ban hành luật hoặc trình báo cáo lên CITES trước ngày 1/10.
Cơ quan quản lý CITES cho hay, khoảng 97% loài sinh vật mà CITES quản lý đang được buôn bán để phục vụ nhu cầu của con người đối với thực phẩm, trang phục, xây dựng, chăm sóc sức khỏe, trang trí, thể thao. Chỉ khoảng 3% số loài bị cấm khai thác vì mục đích thương mại. Doanh thu của các hoạt động giao dịch động, thực vật hoang dã toàn cầu vào khoảng 2,2 tỷ USD từ năm 2006 tới 2010.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét