Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Tranh biếm họa của Pawel Kuczynski

Tranh biếm họa của Pawel Kuczynski

Nghệ sỹ Ba Lan Pawel Kuczynski đã khéo léo sử dụng tranh biếm họa để miêu tả xã hội ngày nay, những bộ máy chính trị và văn hóa. Ở cái nhìn đầu tiên có vẻ hơi buồn cười, nhưng khi bạn nhìn gần hơn, nó cho thấy một số vấn đề nghiêm trọng của thế giới ngày nay. Pawel sinh năm 1976, tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật ở Poznan.  Năm 2005 anh nhận được  giải thưởng “Eryk” từ Hiệp hội truyện tranh  Ba Lan.
Liệu một lúc nào đó, hành tinh xanh có trở thành chiếc nồi khổng lồ ninh chính cỏ cây động vật? Hay hiểu một cách khác, liệu thế giới có trở thành chiếc nồi "ninh chín" hòa bình, công lý dưới áp lực của xung đột, chiến tranh?

Các loài thú hoang dã vẫn vô tư với cuộc sống của mình mà không biết có cạm bẫy đang chờ ở phía trước.


Hiện tượng nóng lên của Trái đất đang bức tử các loài động vật vùng cực.

Quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch đang hủy hoại các di sản.

“Làm sạch không khí” hay dùng lời nói dối hoa mĩ để che đậy sự thật xấu xa?

Nhưng sự thật vẫn là sự thật dù có được tô vẽ thế nào đi nữa.

Cùng là hình ảnh con tàu nhưng đối với những đứa trẻ, giàu - nghèo sao thật khác.

Đối với đứa trẻ này đó là món đồ chơi, nhưng với đứa trẻ kia lại là nỗi ám ảnh mang tên “Đói”.

Những "vết thương" do chiến tranh để lại... dù chúng ta có cố gắng hàn gắn thì nó vẫn để lại sẹo.

Liệu trẻ em có học được gì khi bị chèn ép bởi thước đo và quy chuẩn.
Hòa bình đâu phải trò chơi cho chiến tranh...

Đằng sau những "tượng đài anh dũng" luôn là "hậu phương" hy sinh.

Thời gian trôi đi mang cái chết lại gần.

Có những thứ chỉ người giàu mới chạm tới được.

Thảnh thơi trên sự cực khổ của người khác liệu có đáng?

Thời gian vẫn cứ trôi khi chúng ta ngồi yên một chỗ.

.
Dối trá
Nhiều nhà phê bình nhận xét tranh của Pawel Kuczynski mang phong cách “hài hước đen” (black humour) - sự hài hước thể hiện qua những điều phi lý, có giá trị tố cáo và nhân văn sâu sắc. Tác giả cũng thừa nhận:“Sự hài hước của tôi có màu đen, bởi thực tế phía sau nó là nỗi buồn”. Thật vậy, với nét châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy, hình ảnh trong tranh thực sự khiến người xem “cười ra nước mắt” và dư âm còn ám ảnh sau đó thật lâu. Bộ tranh đã gửi tới chúng ta một thông điệp “nhỏ mà không nhỏ”: Hãy chấm dứt sự thờ ơ và quan tâm hơn nữa đến thế giới mà mình đang sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét