Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Nên địa táng hay hỏa táng?


Nên địa táng hay hỏa táng?
Huy Nguyên
Sống chết là một vấn đề muôn thửơ, ai cũng quan tâm. Nhiều người ở tuổi năm mươi, sáu mươi, bắt đầu lo đến chuyện lập sanh phần, tìm một miếng đất nhỏ trên đồi cao lộng gió, địa thế đẹp để sau này làm nơi an táng cho mình. Thực tế hiện nay, người ta đã tiến chiếm những mảnh đất trống để cất nhà ở trên những các gò đồi lâu nay chỉ là nơi hoang vắng, dùng làm nơi an táng người chết, nhà người sống và mộ người chết chen nhau. Người nghèo sống không đất ở, đã phải giành với người chêt từng tấc đất. Chưa ai dưa ra con số chính xác, đến nay đã có bao nhiêu đất (chắc chắn là phải hàng chục nghìn ha) đã dùng làm nghĩa trang an táng người chết. Như vậy, vài chục năm nữa sẽ phải thế nào đây? Có lẽ người chết cũng phải chiu trách nghiệm một phần về việc con cháu đời sau thiếu đất để sinh sống. Những nhà giàu, xây mộ to, chiếm đất nhiều, tất nhiên những người nằm trong những ngôi mộ đó phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn. Như vậy, một vấn đề nghiêm túc đặt ra ở đây là chúng ta nên chọn cách an táng như thế nào cho hợp lý, khoa học, không chỉ mang yếu tố tâm linh mà còn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội. Cách thức mai táng cùng với những tục lệ đi kèm thể hiện rất nhiều điều về nền văn hóa của một dân tộc, cả tinh thần lẫn vật chất.
Một vài tư liệu:
Quan niệm bảo thủ “mồ yên mả đẹp” là nguyên nhân gây nên tình trạng sốt đất nghĩa trang như hiện nay. Diện tích sử dụng đất các mộ như thế này thường chiếm khoảng 8-12 m2 và có nơi còn lớn hơn, riêng tại thành phố Hà Nội diện tích này là 5,1 m2. Diện tích các mộ cát táng thông thường khoảng 3,7-4,6 m2. Chính hình thức địa táng như vậy khiến diện tích đất dành cho việc chôn cất người chết lên mức quá cao, có nơi lên đến gần 3%  tổng quỹ đất (Huế). Ngoài ra, hình thức địa táng còn gây nên nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh… 
Theo số liệu của Ban pháp chế HĐND tỉnh, thì Thừa Thiên - Huế là tỉnh có tỉ lệ diện tích đất nghĩa địa thuộc loại cao nhất nước, bằng 12,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và 1,53% diện tích tự nhiên của tỉnh! Ở nhiều xã diện tích đất nghĩa địa phổ biến chiếm tỉ lệ rất cao trên tổng diện tích đất tự nhiên. Đặc biệt, xã Vinh Mỹ (Phú Lộc) có 285ha đất nghĩa địa trên tổng số 812ha đất tự nhiên, chiếm 35%. Đất nghĩa địa ở xã này cao gần gấp đôi đất sản xuất nông nghiệp (285ha/157,6ha) và cao gấp sáu lần đất ở của người sống (285/47,2ha)...
Bộ VH-TT có văn bản qui định trong cả nước diện tích mộ mới là 3m2, mộ cải táng hay di dời là 2m. Đất cho người chết là vấn đề đáng báo động trong phạm vi cả nước! Vậy làm sao để đủ đất cho người chết? Quan trọng nhất là làm sao người chết có mộ đàng hoàng mà không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và môi trường? Muốn giải quyết mâu thuẫn này, không có con đường nào khác là phải áp dụng phương thức cải táng và hỏa táng.
Khi người sống loay hoay tìm một căn nhà để an cư, thì đất cho người chết ở TP HCM cũng căng thẳng không kém. Những nghĩa trang cũ đã xuống cấp, trong khi nghĩa trang mới mọc lên cũng không đáp ứng nhu cầu. Khan hiếm đã đẩy giá đất dành cho người chết tăng cao. Hiện phần mộ diện tích 1,2  x  2,2 m2 tại Đa Phước thấp nhất là 31 triệu đồng và cao nhất lên đến khoảng 100 triệu đồng, nhưng chỉ những người có giấy báo tử hoặc giấy phép mai táng mới được mua mộ phần. Tại khu vực quận 9, phần mộ diện tích 1,6 x 2,8 m2 giá khoảng 80 triệu đồng và ở Thủ Đức cũng khoảng 70 triệu đồng. Đất nghĩa trang ở TP HCM đắt đỏ và chật hẹp nên nhiều người đã chuyển xuống Bình Dương hay Đồng Nai để an táng người thân. Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực tam giác TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai có khoảng hơn 60.000 người chết, với diện tích đất cần để làm nơi yên nghỉ khoảng 90 ha (trừ phần lớn đưa về quê và hoả táng). Dự kiến đến năm 2020, nhu cầu cho quỹ đất nghĩa trang ở các khu vực này cũng lên đến hơn 900 ha.
Mỗi hình thức mai táng mang một triết lý nhân sinh khác nhau. Tựu trung lại có 5 hình thức chính: địa táng, hoả táng, thuỷ táng, huyền táng, điểu táng. Thủy táng là bỏ xác chết xuống nước cho cá ăn. Điểu táng là đem xác chết lên núi cho chim ăn. Huyền táng là táng treo trên vách núi. Ở Việt Nam chỉ có địa táng và hỏa táng.
 
 
Địa táng                                                        
 
 
Hỏa táng
 
Hiện nay trên thế giới, Hỏa táng đang trở thành cách an táng phổ thông. Theo nhiều tài liệu, ta biết ở Canada, phần lớn người chết được thiêu, sau đó tro cốt được gửi trong các nhà thờ hay nhà chùa. Nếu người chết được chôn theo cả quan tài thì được chôn xuống huyệt đất. Người ta đào những cái hầm khá lớn và sâu, rồi chia ra thành từng ngăn. Mỗi ngăn cho một quan tài. Mộ không được xây thành nấm mà được san bằng để trồng cỏ lên. Trên mộ chỉ đặt một tấm bia. Còn ở Hồng Kông, việc mua đất để chôn rất đắt nên hầu hết người chết cũng được hỏa táng. Người ta gửi những bình tro cốt vào nghĩa trang, nhà chùa hoặc nhà thờ. Mỗi bình tro được khắc ghi như một tấm bia. Ở Hoa Kỳ, vào thập niên 70 thì 10 người chết mới có 1 người thiêu, nhưng hiện nay ở nước Mỹ cứ 4 người chết là có một người thiêu tức là 25%. Người ta tiên đoán vào năm 2025 thì số người chết muốn thiêu sẽ lên đến 50%. Riêng ở Việt Nam, do nhu cầu bảo vệ môi sinh và dân số gia tăng nhanh chóng, chính quyền khuyến khích người dân nên chuyển sang phương thức hoả táng.
Theo quan niệm hiện đại, hỏa táng là một hình thức rất hợp vệ sinh, bảo vệ môi sinh, không mất đất, giảm bớt được nhiều vấn đề như: xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ, cải táng, di dời…cho nên việc hỏa táng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Phật giáo. Họ quan niệm nên dành đất cho người sống ở, hơn là xây đầy những mộ chí, những nghĩa trang cho người đã nằm xuống.
Mỗi phương cách an táng tuỳ thuộc từng người, từng gia đình, địa phương, có những điểm lợi và bất lợi điểm riêng, cho nên việc chọn lựa phương thức an táng là do quyết định của gia quyến hay lời dặn dò của người sắp chết. Dù thiêu hay chôn thì thân xác của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh vì khi chết, hệ thần kinh ngừng hoạt động, vong linh đã ra khỏi thân xác, tái sanh cõi khác. Việc để tro cốt trong chùa cũng không có ý nghĩa gì hơn là việc biểu lộ niềm kính trọng và thương yêu với người đã khuất. Chúng ta không nên nghĩ rằng để tro cốt ở nơi chùa chiền, người quá vãng sẽ được an toàn, được nghe kinh kệ và không bị nghiệp lực lôi kéo.
Tôi năm nay đã quá lục tuần. Trong khi người thân, bạn bè cùng tuổi loay hoay tìm đất chuẩn bị sanh phần, tôi xác quyết phương hướng an táng cho mình sau khi chết là hỏa táng. Có thể trên bàn thờ là một vật dụng quen thuộc giống như cái TV màn hình phẳng 14 inch, phía trước là ảnh, phía sau chứa tro cốt người khuất, tất cả được hàn kín lại. Vừa tôn nghiêm, trang trọng, vừa sạch sẽ, gần gũi, yêu thương. Đây là ước nguyện của tôi nhắn gửi đến người thân, gia đình. Chỉ hiềm vì Bình Định quê hương tôi, chưa có lò hỏa thiêu nào. Cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên chỉ Đà Nẵng mới có. Tôi mong rằng mười, hai mươi năm nữa trên đất nước ta tỉnh nào cũng có  lò hỏa thiêu, đài hóa thân. Tại sao các nhà kinh doanh có vốn lớn không nhanh chóng làm việc này nhỉ?
Đầu tư vào lĩnh vực này là việc làm có ý nghĩa lớn, phù hợp với chính sách nhà nước, vừa nhân đạo, vừa đem lại lợi nhuận cao (miễn là đừng quá bóc lột người sống và cả người chết!). “Nên địa táng hay hỏa táng?” Lời đáp đã quá rõ ràng, chỉ còn làm sao cho tốt mà thôi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét