Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Sự thật đằng sau việc Đường Tăng “hối lộ” cho A Nan và Ca Diếp cái bát vàng







2 vị tôn giả A Nan, Ca Diếp vốn đã đạt đến cảnh giới La Hán lại còn có cái tâm tham tiền tài được? Đối với họ, vàng cũng như là đá mà thôi. Như vậy tại sao họ lại ‘ép’ Đường Tăng phải đưa cái bát vàng? (Ảnh: Youtube)

“Tây Du Ký” từ khi ra đời đến nay vẫn luôn nhận được sự yêu mến của mọi người. Người ta không chỉ yêu thích các hình tượng nhân vật trong đó, tình tiết trong đó, mà cả tinh thần lạc quan hướng thiện thể hiện trong tác phẩm. Nhận thức của người Trung Quốc đối với tu luyện, Thần Phật, thế giới thiên quốc, yêu ma quỷ quái, rất nhiều đều có liên quan với “Tây Du Ký”. Về nội hàm và ý nghĩa chính của “Tây Du Ký” luôn có nhiều cách nói khác nhau và phức tạp, khó có thể đưa ra được kết luận. Chuyên mục Sao của thời báo Đại Kỷ Nguyên xin đưa ra một số lý giải xung quanh vấn đề này, mong được cùng độc giả gần xa góp ý, thảo luận.

«Tây Du Ký» được giới học thuật ca ngợi là tác phẩm văn học cổ điển đứng đầu Trung Quốc với ngôn ngữ sinh động, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn và huyền ảo. Bản thân người viết từ nhỏ rất ham mê các tình tiết trong «Tây Du Ký», càng đọc càng thấy hay. Nay đọc lại sách này thấy vẫn có cảm thụ như lúc đầu, chỉ có điều khác biệt là có thể minh bạch ra rất nhiều đạo lý huyền diệu mà khi trước chưa tu luyện không thể lĩnh hội. Về bộ phim Tây Du Ký được sản xuất năm 1986, người viết cảm thấy có nhiều chi tiết miêu tả về Thần tiên chưa được chính xác, khiến nhiều người hiểu lầm cho nên trong kỳ này muốn đàm luận một chút.

Bảy hồi đầu của “Tây Du Ký” viết về xuất thân và quá trình tu luyện của Tôn Ngộ Không. Hồi tiếp theo thì miêu tả về quá trình đại náo Thiên Cung của Thạch Hầu, và trong toàn cuốn sách, có lẽ đây là phần hấp dẫn người đọc nhất. Chứng kiến Tôn Ngộ Không ăn đào tiên, uống ngự tửu, trộm tiên đan, đánh bại Na Tra, đại chiến Nhị Lang, trong lò Bát Quái luyện mắt vàng, chơi đùa hung dữ trong tay Phật Tổ, thật làm cho người ta hét lên khoái chí. Tuy nhiên trong bộ phim Tây Du Ký sản xuất năm 1986, tình tiết này đã bị thêm thắt, thay đổi khá nhiều. Cụ thể, trong phim, có đôi lúc người xem có cảm giác Ngộ Không được đạo diễn miêu tả giống như anh hùng hàm oan, còn thần tiên, thiên binh, thiên tướng thì lại quá nhàn rỗi, đam mê hưởng lạc thú, có tầm mắt nhỏ hẹp, hay khinh khi người khác. Đây là đứng từ góc độ của con người hiện đại mà nhìn nhận các tình tiết, mà nhận thức về Thần. Thực ra không đúng một chút nào, bởi đó không phải nội hàm chứa đựng trong nội dung tác phẩm.

Như vậy việc miêu tả Thần tiên trong phim sai ở chỗ nào? Để hiểu được điều này, chúng ta phải đi tìm hiểu sự khác biệt giữa thần tiên và con người qua những phân tích dưới đây.


Thần tiên là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình

Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu xem chữ “thần tiên” được người Trung Quốc viết và lý giải như thế nào. Theo giải thích của cuốn “Thuyết văn Giải tự”, thần tiên (神) là chữ hình thanh (loại chữ được tạo ra trên cơ sở sự kết hợp giữa 1 ký tự biểu thị ý nghĩa và 1 ký tự biểu thị âm đọc gần giống) gồm chữ thị (示) và chữ điền (田) kéo dài nét gạch ở giữa tạo thành. Chữ thị (示) ở đây có cách phát âm gần với chữ “thần” nhất nên chỉ có tác dụng biểu thị âm thanh. Còn chữ điền (田) có nét gạch kéo dài ở giữa có hàm ý rằng, thần tiên chính là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình. Tại sao ký tự này lại có nghĩa như vậy? Bởi vì trong xã hội nông nghiệp thời xưa, ruộng đất (điền 田) có giá trị như đất đai, nhà cửa của chúng ta ngày nay, vì vậy nó được dùng để tượng trưng cho sự giàu có. Nói tóm lại thần tiên (神) chính là từ chỉ những sinh mệnh có cảnh giới tư tưởng nằm ngoài vật chất của thế gian, họ sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của mình.

Thần tiên là những sinh mệnh có tư tưởng và cảnh giới vượt xa người thường. (Ảnh: Internet)
 
Trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính

Bên trên chúng ta đã giải nghĩa sự khác biệt giữa thần tiên và con người ở góc độ ký tự chữ hán, còn bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua quan điểm của Phật giáo.
Nhà Quảng Cáo

Trong Phật giáo giảng rằng, con người ta ai cũng có Phật tính đồng thời tồn tại ma tính. Phật tính của con người có thể được biểu hiện là: khoan dung, hay giúp đỡ người khác, chăm chỉ… còn ma tính thì được biểu hiện là: lười biếng, ích kỷ, tham lam…  Cho nên con người ta muốn thành trở thành Phật, thì trong quá trình tu luyện phải không ngừng trừ bỏ ma tính của mình. Khi không còn ma tính trong người nữa thì đã tu luyện xong, trở thành một vị La Hán, Bồ Tát hoặc Phật tùy vào mức độ tâm tính của người đó. Như vậy, sự khác biệt giữa thần tiên và con người chính là ở cái tâm, trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính.

Trong truyện Tây Du Ký, chúng ta cũng có thể tìm thấy giải thích tương tự. Cụ thể, ở hồi “thu phụ Hắc Hùng Tinh (gấu đen)”, lúc Bồ Tát hạ sơn theo Ngộ Không vào hang gấu hàng ma, đã chiểu theo mưu kế của Ngộ Không mà biến thành yêu quái sói xám. Ngộ Không khi nhìn thấy liền thích thú cười nói: “Tuyệt quá! Tuyệt quá! Là yêu tinh Bồ Tát hay Bồ Tát yêu tinh đây?”. Bồ Tát cười điểm ngộ: “Ngộ Không! Bồ Tát hay yêu tinh, âu chỉ là một niệm. Nếu luận về nguồn gốc, thì đều thuộc về không có”.

Từ câu nói của Bồ Tát chúng ta có thể thấy, Bồ Tát không cho rằng mình cao hơn chúng sinh mà chỉ tự nhận rằng, sự khác biệt giữa ngài và yêu tinh chính là ở một niệm. Có lẽ đó cũng chính là lý do vì sao Thường Bất Khinh Bồ Tát luôn tâm tâm niệm niệm: “Ai ai cũng sẽ thành Phật đó mà”. Theo người viết, ở một cảnh giới nào đó, ý nghĩa của những câu nói này chính là như vậy.


Thần tiên luôn hành xử theo Pháp lý chứ không hành xử theo cảm tính như con người


Một điểm nữa mà chúng ta cần nhắc đến ở đây chính là thần tiên luôn hành xử theo pháp lý tương ứng với cảnh giới mình đang ở, chứ không hành động theo cảm tính như con người và chức trách của họ chính là duy hộ pháp lý của vũ trụ.

Lấy ví dụ, khi Bạch Long Thái tử ngỗ nghịch, nổi lửa phóng hỏa đốt Minh Châu Đại điện liền bị phụ thân là Tây Hải Long Vương tâu lên thiên đình nhờ Ngọc Hoàng trị tội, vốn là tội chết. Tại sao Long Vương lại làm như vậy? Bởi vì hết thảy đều phải tuân theo phép trời, Long Vương không thể vì tư tình mà bỏ qua cho con trai, ở khía cạnh khác mà nói chính là  yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính ở mỗi cảnh giới đều vô cùng nghiêm khắc. Sinh mệnh nào tâm tính bất thuần, hành xử không còn phù hợp với tầng thứ đó thì sẽ bị đánh hạ xuống.

Nói tóm lại, sự khác biệt căn bản giữa con người và thần tiên được tóm tắt qua 3 điểm:

    .Thứ nhất, thần tiên là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình.
   . Thứ hai, trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính.
    .Cuối cùng, thần tiên luôn hành xử theo Pháp lý chứ không hành xử theo cảm tính như con người.

Quay trở lại bộ phim Tây Du Ký, một tình tiết mà rất nhiều người hiểu sai chính là đoạn Đường Tăng phải trao cái bát vàng cho A Nan và Ca Diếp mới được cấp chân kinh. Qua những tình tiết được đạo diễn thêm thắt, nhiều người tưởng rằng đây là chuyện nhận ‘hối lộ’ nhưng thực ra không phải. Theo các phân tích ở trên, thần tiên là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm tổn hại đến thân tâm của bản thân mình cho nên lẽ nào 2 vị tôn giả A Nan, Ca Diếp vốn đã đạt đến cảnh giới La Hán lại còn có cái tâm tham tiền tài được? Đối với họ, vàng cũng như là đá mà thôi. Như vậy tại sao họ lại ‘ép’ Đường Tăng phải đưa cái bát vàng? Chính là vì họ đã thông qua công năng tha tâm thông mà nhìn thấy Đường Tăng còn cái tâm lưu luyến với cái bát vàng (biểu hiện của việc ràng buộc với lợi ích tại thế gian) và ràng buộc tình cảm huynh đệ với vua Đường. Nhưng để đạt đến cảnh giới của Phật thì phải xả hết thảy ràng buộc với thế gian, cho nên đây thực ra chính là một khảo nghiệm để giúp Đường Tăng đề cao tâm tính. Tuy nhiên, Đường Tăng đã không ngộ ra và bị “trượt” trong “bài thi” này, kết quả là nhận được kinh không có chữ. Chỉ đến khi được Nhiên Đăng cổ Phật điểm hóa bằng cách sai Bạch Hùng tôn giả đi cướp lại gói kinh và thả xuống nước, thầy trò tam tạng mới nhận ra nhân tâm này, quyết tâm buông bỏ cái bát vàng đi thì mới nhận được kinh thật. Ngoài ra chân kinh khó đắc, Đường Tăng lẽ nào có thể ‘tay trắng’ lấy kinh về được? Chẳng thế mà khi Đường Tăng không chịu đưa bát vàng, 2 tôn giả đã cười nói: “Hay thiệt, nếu đi tay không mà thỉnh kinh về lưu truyền làm sao siêu rỗi đặng!” Chính là cần phải trải qua sự việc như thế này thì người ta mới cảm thấy nó là trân quý.

Nhờ có sự giúp đỡ của Nhiên Đăng cổ Phật mà thầy trò Đường Tăng đã thỉnh được chân kinh thật. (Ảnh: Internet)

Nhân đây lại nói, khi bàn về Thần, Phật, mọi người nhất định cần phải có tâm kính ngưỡng. Hiện tại nhiều người đốt hương bái Phật, cho dù họ có mục đích gì đi nữa, thì rốt cuộc cũng là theo hình thức ấy mà thể hiện sự kính ngưỡng đối với chư Phật. Tuy nhiên hiện tại con người ta ngày càng không tin Thần Phật, coi chùa chiền như một nơi vui chơi giải trí, không tin nhân quả luân báo, dám làm điều xấu, phát triển tiếp nữa trở thành không điều ác nào mà không làm, đó chính là rất nguy hiểm vậy. Do đó hy vọng mọi người sau này khi bàn về Phật, Đạo, Thần thì cố gắng giữ sự tôn kính tối đa.

Lý giải “Tây Du Ký” từ góc độ tu luyện kỳ 8 xin khép lại tại đây. Mời các bạn đón đọc các kì tiếp theo vào tuần sau…

Thanh Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét