Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Cánh cửa trên không đưa thời gian về trước 30 năm

Theo thông tin đăng tải từ tờ Chân lý của Nga năm 2004, ngày 27.1.1995 nhà vật lý học người Mỹ Mariann McLein trong quá trình theo đoàn đến nghiên cứu tại Nam Cực đã tình cờ gặp một đám mây mù dày tụ lại quay tít trên không. Ban đầu họ nghĩ nó là dấu hiệu trận bão tuyết thường thấy ở nơi lạnh giá này. Nhưng sau một thời gian dài nó vẫn giữ nguyên vị trí không hề tan đi hay thay đổi hình dạng.

Thấy lạ, McLein cùng đồng nghiệp đã sử dụng quả khí cầu thời tiết (thiết bị đo tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí trong ngày) được nối với mặt đất bằng một sợi dây thừng rồi thả lên đám mây mù quay tít kỳ lạ. Sau khi họ kéo nó xuống để kiểm tra, ngoài các chỉ số thời tiết, khí cầu thời tiết lại hiển thị thời gian 27.1.1965, từ 30 năm trước đó.trước đó.
 
Cánh cửa đưa thời gian về trước 30 năm tại Nam Cực.

Quá kinh ngạc, họ kiểm tra quả khí cầu thấy vẫn hoạt động tốt. Sau đó đoàn nghiên cứu tiếp tục đo lại thêm nhiều lần vẫn cho kết quả tương tự. Mặc dù nhiều năm nghiên cứu tại Nam Cực nhưng McLein cùng đồng nghiệp cũng không thể lí giải được hiện tượng này.

Đoàn nghiên cứu đã báo cáo sự việc về Nhà Trắng, chính phủ Mỹ đã phái người đến điều tra. Thậm chí các chương trình  đưa con người quay ngược thời gian cũng được tiến hành. Hiện tượng này sau đó được gọi là Cánh cửa thời gian.

Tìm thấy kiến trúc giống kim tự tháp

Năm 2012, đoàn thám hiểm 8 người đến từ Mỹ và Châu Âu tuyên bố phát hiện ba kiến trúc giống kim tự tháp được phủ dưới băng tuyết tại Nam Cực có thể có niên đại hàng nghìn năm. Trong đó, hai kiến trúc nằm trong sâu trong đất liền và một cái khác nằm gần bờ biển.

                                      Kiến trúc có hình dạng giống kim tự tháp ở Nam Cực.

Mặc dù cho đến nay họ vẫn chưa công bố báo cáo nào cho biết ba kiến trúc này là do con người cổ đại xây dựng hay tự nhiên hình thành. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu tìm thấy dấu hiệu sự sống từng tồn tại tại Nam Cực.

Năm 2009, các nhà khoa học đã tìm thấy hạt phấn hoa tại Nam Cực, một bằng chứng chứng minh cây cọ (loài cây chỉ mọc ở những vùng nhiệt đới ) từng sinh trưởng tại vùng hoang mạc lạnh giá nhất hành tinh này. Nhiệt độ mùa hè có thể đã lên đến 21 độ C đủ ấm để cho con người sinh sống.

Ba năm sau, nhân viên Viện nghiên cứu Nevada – Mỹ cho hay họ tìm thấy 32 loài vi khuẩn sinh trưởng dưới hồ sâu tối tăm trong lớp băng dày phía Đông Nam Cực.

 Quái vật cao 30 mét hình dạng giống người ở Nam Cực - 7

Kim tự tháp rất có thể được con người cổ đại xây dựng tại Nam Cực.
                            Kim tự tháp rất có thể được con người cổ đại xây dựng tại Nam Cực.

Các chuyên gia nghiên cứu Kim tự tháp Ai Cập từng tìm thấy dấu hiệu dịch chuyển khí hậu từ rừng mưa nhiệt đới sang sa mạc nóng qua hàng nghìn năm dựa trên vết tích xói mòn do nước mưa của các bức tượng nhân sư. Rất có thể câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại Nam Cực.

Tìm thấy sự sống nằm sâu dưới lớp băng dày gần 800m

Theo trang Daily Mail, ngày 20.08.2014 cho hay một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Montana – Mỹ do giáo sư John Priscu dẫn đầu tuyên bố phát hiện ra một hệ sinh thái phong phú gồm hơn 4000 loài vi khuẩn nằm sâu dưới lớp băng dày  800 m tại hồ Lake Whillans, Nam Cực.

Tuyên bố được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu này tiến hành khoan lấy mẫu từ hồ Lake Whillans, nơi hoàn toàn nằm trong bóng tối và bị cô lập với thế giới bên ngoài hàng triệu năm nay.


                                           Loài cá được tìm thấy dưới lớp băng dày 740 m

Tiếp đó, năm 2015, giáo sư Ross Powell cùng đoàn thám hiểm địa chất thuộc trường Đại học Northen Illinois, Mỹ đã phát hiện loài cá kỳ lạ màu hồng sống dưới lớp băng dầy tới 740 m tại Nam Cực, nơi không chỉ lạnh cắt da cắt thịt mà cũng không có chút không khí hay ánh sáng nào có thể lọt tới.

Hai phát hiện trên đã làm giới khoa học trên toàn thế giới phải kinh ngạc và tò mò lí do chúng có thể tồn tại trong điều kiện tuyệt đối không thể sống sót.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét