Tin Thường Ngày.

Các Tin Tức Thường ngày trong cuộc sống chúng ta.

Tin Tức, Chuyện Lạ, Người đẹp

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Tìm hiểu về thư pháp cổ đại Trung Quốc


Tìm hiểu về thư pháp cổ đại Trung Quốc

Vào đời Đường, sự ảnh hưởng của phong cách thư pháp Vương Hi Chi không chỉ giới hạn ở khu vực Trung Nguyên, các chuyên gia khảo cổ thời nay còn phát hiện rất nhiều tác phẩm mô phỏng thư pháp Vương Hy Chi trong hang Mạc Cao Đôn Hoàng. Ở Nhật Bản, nhiều nhà thư pháp nổi tiếng thời cổ cũng bắt chước theo phong cách thư pháp Vương Hy Chi.
Đến đời Thanh, Hoàng đế Càn Long rất mê thư pháp họ Vương. Ông đã xây dựng một căn phòng, đặt tên làTam Hy Đường, để cất giữ ba bản rập thư pháp họ Vương.
Tác phẩm Khoái Tuyết Thời Tịnh Thiếp của Vương Hy Chi
Bản rập thứ nhất là Khoái Tuyết Thời Tịnh Thiếp của Vương Hy Chi, bản rập thứ hai là Trung Thu Thiếp do con trai thứ 7 Vương Hiến Chi của Vương Hy Chi viết và bản rập thứ ba là Bá Viễn Thiếp do cháu nội Vương Tuần của Vương Hy Chi viết.
Tác phẩm Trung Thu Thiếp của Vương Hiến Chi
Theo ghi chép, Hoàng đế Càn Long rất yêu ba bản rập. Đã có 74 lần, ông viết lời biểu dương trên tác phẩm thư pháp, thậm chí, ông còn mang bản viết tay thư pháp Vương Hy Chi do chính mình mô phỏng khắc trên miếng ngọc tinh xảo.
Tác phẩm Bá Viễn Thiếp của Vương Tuần
Trước sự ảnh hưởng của phong cách thư pháp họ Vương, một số nhà thư pháp bắt đầu biến pháp, trong đó, Trương Húc và Hoài Tố đời Đường là hai nhân vật tiêu biểu của phong cách thư pháp cuồng thảo. Họ được người đời xưng tụng là “cuồng thảo nhị tuyệt” (hai bậc tuyệt đỉnh về cuồng thảo).
Cuồng thảo của Trương Húc
Cuồng thảo của Hoài Tố
Cả hai người đều rất thích uống rượu và được mọi người gọi là ‘Điên Trương Túy Tố’, nghĩa là Trương Húc điên, Hoài Tố say. Trong lúc bình luận thư pháp của Trương Húc và Hoài Tố, nhà thơ Lý Bạch và Hàn Du nói rằng : "Tác phẩm của họ rất thú vị, bất luận là vui mừng, giận, u sầu, khốn cùng, oán hận đều bộc lộ trong cuồng thảo của họ".
Ngày nay, chữ khải vẫn là kiểu chữ in ấn phổ biến nhất. Chữ khải hình thành vào đời Hán. Tác phẩm của thư pháp gia Chung Do vẫn còn mang vết tích của chữ lệ, nhưng lại xuất hiện một phong cách mới mẻ, chữ viết ngay ngắn thanh tú. Đến đời Đường, chữ khải phát triển đến đỉnh cao, đồng thời hình thành ba trường phái viết chữ.
Ba trường phái viết chữ này có nét đặc sắc riêng. Khải thư Âu thể của Âu Dương Tuần mang vẻ thanh lệ tú mĩ.Khải thư Nhan thể của Nhan Chân Khanh thì rộng và dày. Khải thư Liễu thể của Liễu Công Quyền hấp thu đặc điểm của Âu thể và Nhan thể nên chữ viết ngay ngắn và rõ ràng hơn. Những nhà thư pháp tiêu biểu này cùng tạo ra chuẩn mực phong cách thư pháp đời Đường – Đường khải.
Khải thư Âu thể của Âu Dương Tuần mang vẻ thanh lệ tú mĩ
Khải thư Nhan thể của Nhan Chân Khanh thì rộng và dày
Khải thư Liễu thể của Liễu Công Quyền hấp thu đặc điểm của Âu thể và Nhan thể nên chữ viết ngay ngắn và rõ ràng hơn
Đường khải trở thành một đỉnh cao, mà người đời sau sáng tác chữ khải khó có thể vượt qua. Sau đời Đường không lâu, một kỹ thuật mới ra đời đã biến kiểu chữ khải thành tiêu chuẩn hóa.
Sau khi xuất hiện Đường khải, không lâu sau, Trung Quốc phát minh ra kỹ thuật in ấn, lấy chữ khải làm bản gốc. Chữ khải ngay ngắn, rõ nét. Nó không chỉ là nghệ thuật thư pháp đặc sắc đại chúng hóa, mà còn là chữ viết chính thức của các triều đại.
Năm 758, thời kỳ cực thịnh của nhà Đường bắt đầu đi xuống. Cuộc loạn An Sử đã làm người dân Đường chìm trong nỗi khổ chiến tranh loạn lạc. Thư pháp gia Nhan Chân Khanh 49 tuổi hay tin cháu trai bị phản tặc sát hại. Quá đau đớn và căm giận, ông đã viết một bản thảo điếu văn ‘Tế Điệt Cảo’ hay ‘Tế Điệt Thiếp’. Bài điếu văn gọi đầy đủ là ‘Tế Điệt Quý Minh Văn Cảo’ (Bản thảo bài văn tế cháu là Quý Minh)
Tế Điệt Cảo toàn văn
Thoạt nhìn, tác phẩm này hoàn thành trong tình trạng viết rất vội vã, một chỗ còn có vết tích bôi quét mực đen, nhưng nó là một tác phẩm đương thời không ai sánh kịp trong lịch sử thư pháp Trung Quốc. Nó được gọi là “Thiên hạ đệ nhị hành thư”, sau tác phẩm Lan Đình Tự của Vương Hy Chi.
Trang đầu của Tế Điệt Cảo
Bài điếu văn có 228 chữ, hành văn lúc đầu từng chữ rời nhau, sau đó vung bút viết tốc ký. Đặc biệt, phần cuối của bản phác thảo, tác giả đã viết 4 chữ ‘hỡi ôi thương thay’ giống như tiếng than khóc đau đớn tột cùng. Người đời sau hình dung bài điếu văn này là nhân thư hợp nhất, là một khối hình thành tự nhiên.
Thoạt nhìn, Tế Điệt Cảo hoàn thành trong tình trạng viết rất vội vã, nhưng nó là một tác phẩm đương thời không ai sánh kịp trong lịch sử thư pháp Trung Quốc.
Cuối đời Đường, chiến loạn xảy ra liên miên, thư pháp cổ đại được truyền thụ qua nhiều thế hệ đã gặp sự phá hoại rất lớn. Đến cuối thời kỳ Bắc Tống, một phong cách thư pháp tôn sùng sở thích đã làm phấn chấn thư đàn. Các thư pháp gia bấy giờ đã cởi bỏ phép tắc định sẵn, chú trọng biểu đạt chí hướng chủ quan. Vào thời này, nhà thơ Tô Đông Pha đã để lại cho người đời sau một số tác phẩm kinh điển.
Tác phẩm thư pháp Xích Bích Phú của Tô Đông Pha

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét